- Bài viết
- 320
- Xu
- 17,282
Hiệu ứng cánh bướm (tiếng Anh: butterfly effect), là một khái niệm trong lý thuyết hỗn loạn về độ nhạy cảm của hệ đối với điều kiện gốc (tiếng Anh: sensitivity on initial conditions). Hiệu ứng này được nhà toán học Edward Norton Lorenz khám phá ra. Khi thực hiện mô phỏng các hiện tượng thời tiết, Lorenz nhận thấy rằng nếu ông làm tròn các dữ liệu đầu vào, dù với sai số bé thế nào đi nữa, thì kết quả cuối cùng luôn khác với kết quả của dữ liệu không được làm tròn. Một thay đổi nhỏ của dữ liệu đầu vào dẫn đến một thay đổi lớn của kết quả. Tên gọi hiệu ứng cánh bướm bắt nguồn từ một bài nói chuyện có tựa đề Predictability: Does the Flap of a Butterfly's Wings in Brazil Set off a Tornado in Texas? (Dự đoán: Liệu con bướm đập cánh ở Brasil có thể gây ra cơn lốc ở Texas?) vào năm 1972 của nhà toán học Edward Norton Lorenz trước Hiệp hội phát triển khoa học Hoa Kỳ.
Vốn được sử dụng ban đầu như một khái niệm khoa học đơn thuần, hiệu ứng cánh bướm sau đó đã được nhắc đến nhiều lần trong văn hóa đương đại, đặc biệt là trong các tác phẩm có đề cập tới quan hệ nhân quả hoặc nghịch lý thời gian.
Trong Phật giáo, đồng chí Thích ca Mâu ni đã nhắc tới khái niệm "Nghiệp" (karma) từ hàng ngàn năm trước, rằng một hành động nhỏ có thể tạo ra những thay đổi lớn. Nhưng vì thời của đồng chí Thích ca chưa có máy tính điện tử, nên tính toán để nhìn thấy "nhân quả" của "nghiệp" là không thể nghĩ bàn "bất khả tư nghị"
"Này các tỳ kheo, quả thực dị nghiệp là điều không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ."
Một con ruồi đập cánh năm 2014 có thể gây ra cơn sóng thần vùi lấp bao thành quả vào năm 2023. Đúng là không thể nghĩ bàn.
Nam mô bổn sư đồng chí Thích ca Mâu ni Phật
Vốn được sử dụng ban đầu như một khái niệm khoa học đơn thuần, hiệu ứng cánh bướm sau đó đã được nhắc đến nhiều lần trong văn hóa đương đại, đặc biệt là trong các tác phẩm có đề cập tới quan hệ nhân quả hoặc nghịch lý thời gian.
Trong Phật giáo, đồng chí Thích ca Mâu ni đã nhắc tới khái niệm "Nghiệp" (karma) từ hàng ngàn năm trước, rằng một hành động nhỏ có thể tạo ra những thay đổi lớn. Nhưng vì thời của đồng chí Thích ca chưa có máy tính điện tử, nên tính toán để nhìn thấy "nhân quả" của "nghiệp" là không thể nghĩ bàn "bất khả tư nghị"
"Này các tỳ kheo, quả thực dị nghiệp là điều không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ."
Một con ruồi đập cánh năm 2014 có thể gây ra cơn sóng thần vùi lấp bao thành quả vào năm 2023. Đúng là không thể nghĩ bàn.
Nam mô bổn sư đồng chí Thích ca Mâu ni Phật