[buồn buồn xạo lol chuyện xưa] “Mật ước Thành Đô” - một thí dụ điển hình của sự dối trá

Người Buôn Vịt

Đẹp trai, hào hoa, dâm đãng !
Bài viết
427
Xu
100,156
[buồn buồn xạo lol chuyện xưa] “Mật ước Thành Đô” - một thí dụ điển hình của sự dối trá

“Mật ước Thành Đô” - một thí dụ điển hình của sự dối trá​


Năm 2010, trên internet lan truyền tin giả kể rằng WikiLeaks công bố “tài liệu tuyệt mật” cho biết, đến năm 2020, Việt Nam sẽ trở thành “khu tự trị” của nước ngoài. Dù sau đó người đưa ra tin giả này khẳng định đây chỉ là bịa đặt, thì đến nay, các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí vẫn sử dụng để vu khống Đảng, Nhà nước Việt Nam. Và đáng tiếc, một số người đã tin theo, rồi có phát ngôn, hành động thiếu chín chắn...



Thứ ba, ngày 14/01/2020 - 09:47





Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Ngày 30-11-2010, blog nguoiduatinkami công bố bài viết của Kami nhan đề “Wikileaks - Kế hoạch cho Việt Nam được hưởng quy chế Khu tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh”, trong đó viết rằng sự kiện này sẽ xảy ra vào năm 2020, và đó là thông tin “nằm trong số 3.100 các bức điện đánh đi từ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh của cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam gửi chính phủ Hoa Kỳ”! Dù Kami coi đó “chỉ là một tin mang tính chất giả thiết của tác giả mà nó có nhiều khả năng khi bị bạch hóa có thể xảy ra mà thôi, chứ không phải tin chính thức của Wikileaks... Xin vui lòng chờ tổ chức Wikileaks họ sẽ chính thức công bố trong một thời gian gần đây cho mọi người toàn thế giới rõ”, thì tin này vẫn loang ra với tốc độ chóng mặt.

Trước hệ quả tiêu cực từ thông tin bịa đặt, ngày 6-12-2010, Kami phải công bố tiếp bài “Đôi điều về bài viết “Wikileaks: Kế hoạch…”…” khẳng định đó chỉ là “tin mang tính giả thiết”, “một bài báo mang tính phiếm luận, ở dạng viết chơi, viết cho vui mà không hề có suy nghĩ nó sẽ được mọi người, các hãng truyền thông nhào nặn thành một tin “tuyệt mật”, “cực kỳ quan trọng”, “cực kỳ nguy hiểm”…”. Tuy nhiên, Kami vẫn mập mờ rào đón đó là một “phép thử”, rồi ra vẻ đạo đức để lên giọng dạy dỗ “mọi việc sẽ trở nên hết sức đơn giản nếu mọi người chúng ta đọc bài viết một cách kỹ càng, nghiêm túc từ đầu đến cuối, nếu không nói là đọc một vài lần để hiểu Kami muốn nói gì hay chuyển tải thông tin gì qua bài viết của mình. Và một điều muốn nói với một số trang mạng, các đài radio hay đài truyền hình,… đừng lấy các tin giả thiết rồi chế thành những tin như thật nó cũng không hay lắm cho uy tín của các bạn”!

10 năm qua, cái tin nhảm nhí, vô ý thức, vô trách nhiệm, hết sức thâm độc do Kami bịa đặt đã được các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam triệt để khai thác và sử dụng làm vũ khí tiến công Đảng, Nhà nước Việt Nam. Và có một điều lố bịch là: dù luôn tự xưng về tính trung thực, song BBC, VOA, RFA,... vẫn không xấu hổ khi thể hiện thói thiếu đạo đức báo chí của họ qua việc sử dụng tin giả của Kami như một “món khoái khẩu”. Mà bằng chứng là đến hôm nay, trên internet vẫn lưu giữ các bài như “Thực hư tài liệu tuyên truyền Thành Đô” (BBC, 15-10-2014), “Đã đến lúc công bố mật ước Thành Đô?” (BBC, 17-10-2014), “Mật ước Thành Đô: Đập như thế là… tan?” (VOA, 15-2-2019), “Nên hiểu “Mật ước Thành Đô” như thế nào?” (VOA 13-12-2017), “Uẩn khúc Hội nghị Thành đô: Lòng tin và sự minh bạch” (RFA, 10-8-2014), “Đã đến lúc giải mật Hội nghị Thành Đô?” (RFA, 6-8-2014)… Và không chỉ các tổ chức chống cộng của người Việt ở nước ngoài, các trang mạng thù địch với Việt Nam, mà một số người tự nhận hoặc được gọi là “nhân sĩ, trí thức, nhà dân chủ, người yêu nước” cũng dựa vào tin bịa đặt này để đòi “bạch hóa mật ước Thành Đô”, sử dụng để vu khống Đảng, Nhà nước Việt Nam “bán nước”, kích động hành vi chống đối chính quyền…

Chưa kể, trong khi lẽ ra nếu muốn thể hiện sự lành mạnh trong tiếp nhận, cần phải tỉnh táo xem xét, xác minh tính xác thực của thông tin, để phải phê phán, vạch rõ sự dối trá thì một số cá nhân (trong đó có cán bộ, đảng viên) lại bị cuốn theo luận điệu dối trá của kẻ xấu, thậm chí trả lời phỏng vấn của BBC, một người được gọi là nhân sĩ còn nói rằng: “Chúng tôi đang muốn là Quốc hội phải thành lập một Ủy ban nghiên cứu, bạch hóa vấn đề này”!

Là thông tin dối trá cho nên trong 10 năm khai thác cái gọi là “mật ước Thành Đô”, những kẻ cố tình khuếch đại và biến hoang tin này thành công cụ để chống phá Việt Nam và một số người tin theo một cách cảm tính rồi dựa vào đó để chất vấn Đảng và Nhà nước, đều có một đặc điểm chung là chưa bao giờ chứng minh được sự chính xác của nguồn tin, mà đều viện dẫn một cách mơ hồ rằng dẫn lại từ Wikileaks, thậm chí dựng đứng ra chuyện Tân Hoa xã, Thời báo Hoàn cầu đã công bố. Dù báo chí chính thống và rất nhiều bài viết, ý kiến trên mạng đã bác bỏ, chứng minh “mật ước Thành Đô” chỉ là thứ tin giả, khi tiếp nhận và sử dụng phải tỉnh táo, nhưng họ vẫn tảng lờ.

Đặc biệt, những kẻ chống cộng còn tỏ ra lì lợm hơn, ngoan cố hơn, và vì thế trong bài “Mật ước Thành Đô: một sự bịa đặt trắng trợn”, Kim Âu - một người Mỹ gốc Việt, từng viết: “đó chỉ là câu chuyện hoang tưởng của những kẻ bị bệnh rối loạn nhân cách, tự nhận mình là người quốc gia chống cộng do không hiểu được nội dung bài báo của Kami, hay hiểu nhưng cố tình áp đặt sự rối loạn nhân cách của họ để làm thay đổi nội dung câu chuyện từ giả thuyết thành sự thật bằng chứng hiển nhiên.

Tất nhiên những kẻ bị rối loạn nhân cách thì không có ai, lẽ phải hay sự thật nào ngăn cản được sự hoang tưởng điên dại của họ... Thậm chí đôi lúc chuyện giả tưởng này còn có lợi khi dùng thúc đẩy những người có nhiệt tình chống cộng nhưng ngu dốt vì thiếu tin tức chính xác, lành mạnh lên cơn hoặc sôi máu anh hùng rơm để tham gia vào cuộc đấu tranh chống Việt cộng”.

Và lý giải tại sao chính quyền Việt Nam lại không “bạch hóa mật ước Thành Đô” theo ý muốn của một số người, từ nước Mỹ, trả lời phỏng vấn của trang Trực diện TV, Luật sư Hoàng Duy Hùng phân tích: “Đây là chuyện không có. Người ta bịa ra mà mình cứ trả lời, thì người ta bịa hết chuyện này đến chuyện khác mình vẫn cứ phải trả lời hay sao? Nên cách hay nhất của người lãnh đạo là khi người ta bịa đặt, nhất là trong bối cảnh người ta cố tìm sơ hở để khai thác, tiến công thì cách hay nhất là im lặng, “lấy cái tĩnh để chế cái động”, đó là cách ứng xử của Nhà nước Việt Nam”. Đến ngày 3-1-2020 vừa qua, phát biểu trên PhoBolsa TV, ông Hồng Phúc - một người Mỹ gốc Việt, đã thẳng thắn vạch rõ: “Những người tung ra tin này là có tội với Tổ quốc, có tội với đất nước, có tội với những người đã hy sinh bao nhiêu xương máu, từ đời ông cha của mình, để bảo vệ đất nước Việt Nam. Họ tung tin là để kích động quần chúng, chia rẽ hận thù, và tôi coi đó là đám vô lại”...

Kể từ ngày Kami tung ra tin giả bỉ ổi kia đến nay đã tròn 10 năm, nhưng không có bất cứ dấu hiệu nào dù nhỏ nhất bảo đảm cho cái “sự kiện” mà Kami bịa ra. Trong 10 năm, dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động phức tạp, thì dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước, toàn thể dân tộc Việt Nam vẫn đoàn kết trong một khối thống nhất, vừa bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, vừa giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội với các thành tựu không thể phủ nhận, đồng thời tiếp tục khẳng định và nâng cao vị thế, uy tín trong cộng đồng quốc tế.

Trong 10 năm đó, rất nhiều văn bản hợp tác giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế đã được ký kết, nhiều hội nghị có tầm vóc quốc tế như Đại hội đồng Liên minh nghị viện thế giới (IPU-132) năm 2015, Diễn đàn APEC 2017, Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018,… đã được tổ chức tại Việt Nam. Đặc biệt, 2020 là năm Việt Nam đã chính thức đảm nhận vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020 - 2021, giữ cương vị Chủ tịch ASEAN 2020…

Về sự phát triển kinh tế, như Báo cáo của Ngân hàng Thế giới công bố tháng 12-2019 đánh giá thì “Trong bối cảnh bất định tăng lên trên toàn cầu, Việt Nam chắc chắn vẫn nằm trong số những nền kinh tế tăng trưởng cao nhất trên thế giới với tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt trên dưới 6,8%, cao gần gấp ba lần so với tốc độ bình quân của thế giới (2,6%), cao hơn 1,2 điểm phần trăm so với bình quân ở khu vực Đông Á, Thái Bình Dương”…

Các sự kiện, con số, các đánh giá như vậy đã trực tiếp khẳng định tinh thần độc lập, tự chủ, nỗ lực phát triển đất nước bằng chính trí tuệ, nội lực của toàn dân tộc là nguyên tắc bất di bất dịch của Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước, và hội nhập với cộng đồng nhân loại; đồng thời trực tiếp vạch trần sự bất lương của các thế lực thù địch, của một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí khi sử dụng tin giả “mật ước Thành Đô” để vu khống Đảng và Nhà nước Việt Nam, đó cũng là sự thật trực tiếp cảnh tỉnh những ai vì mơ hồ, nhẹ dạ, cả tin mà thiếu tỉnh táo trước loại thông tin bịa đặt đã được đơm đặt, thổi phồng chỉ nhằm phục vụ mưu đồ của kẻ xấu.

Những năm qua, trong sự phát triển của Việt Nam, chúng ta đánh giá cao vai trò của internet trong khi tham gia phát triển mối liên hệ giữa con người với con người, truyền bá thông tin, phổ biến tri thức, góp phần thỏa mãn nhu cầu giải trí, xây dựng các mối quan hệ kinh tế,... song không vì thế chúng ta lại xem nhẹ vấn đề quan trọng là internet đã và đang bị các thế lực thù địch cùng một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí lợi dụng, biến thành công cụ chống phá chế độ, tác động tiêu cực đến uy tín của Đảng và Nhà nước, gieo rắc thông tin sai trái, bịa đặt để thao túng, lũng đoạn niềm tin xã hội, cản trở sự phát triển của Việt Nam.

Trong bối cảnh đó, tin giả về “mật ước Thành Đô” không chỉ là thí dụ điển hình, mà còn là đỉnh điểm của vô số dối trá, bỉ ổi mà kẻ xấu đã thực hiện trong những năm qua; là bằng chứng cho thấy quan hệ chặt chẽ giữa các thế lực thù địch với BBC, VOA, RFA,... khi sử dụng tin giả để chống phá Việt Nam.

Vì thế, trước sự phức tạp trong cuộc đấu tranh chống luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, mỗi người Việt Nam, đặc biệt là cán bộ và đảng viên, cần tiếp tục củng cố niềm tin vào con đường mà Đảng và Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, vào sự lãnh đạo của Nhà nước, vào truyền thông chính thống, có bản lĩnh, sáng suốt, tỉnh táo,... khi tiếp cận thông tin để tự mình và giúp người khác phân biệt giữa đúng với sai, giữa trung thực với dối trá, để tự mình trở thành nhân tố tích cực góp phần bảo vệ, củng cố niềm tin xã hội, bảo vệ cuộc sống của chính bản thân mình.


HỒNG QUANG

Nên hiểu ‘Mật ước Thành Đô’ như thế nào?​

13/12/2017

Hội nghị Thành Đô đã diễn ra trong bí mật.

Hội nghị Thành Đô đã diễn ra trong bí mật.
Chia sẻ


Print
Hội nghị Thành Đô là một chủ đề gây rất nhiều tranh cãi ở Việt Nam cũng như trong các cộng đồng người Việt hải ngoại suốt nhiều năm qua.
Chỉ 4 ngày sau khi được Đại sứ Trung Quốc thông báo, ba nhà lãnh đạo Việt Nam là TBT Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng đã có mặt tại Thành Đô (thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc) vào đúng ngày Quốc khánh lần thứ 45, trong khi Đặng Tiểu Bình thậm chí không thèm xuất hiện như lời hứa hẹn lấp lửng ban đầu.
Bối cảnh
Cuối thập niên 1980, hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu bắt đầu chao đảo trước khi sụp đổ hàng loạt.
Về phần mình, mặc dù đã thực hiện cải cách kinh tế từ sau Đại hội VI nhưng Việt Nam vẫn chưa thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng trầm trọng về chính trị - kinh tế - xã hội vốn bắt đầu ngay từ năm 1975.
Lo sợ cho số phận của mình và tự huyễn hoặc “dù bành trướng thế nào thì Trung Quốc vẫn là một nước XHCN”, một số nhân vật chủ chốt trong ban lãnh đạo CSVN, đứng đầu là TBT Nguyễn Văn Linh, đã quay sang ôm chân các ông chủ Trung Nam Hải, bất chấp thực tế là trước đó Bắc Kinh đã đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa năm 1974, phát động cuộc chiến tranh biên giới từ 1979 - 1989, thảm sát 64 quân nhân Việt Nam rồi chiếm đảo Gạc Ma năm 1988.
Mật ước Thành Đô?
Từ nhiều năm trước, trong dư luận đã lan truyền thông tin rằng kết quả Hội nghị Thành Đô là một bản mật ước, theo đó lãnh đạo CSVN đề nghị và lãnh đạo Trung Quốc đồng ý để Việt Nam trở thành một khu vực tự trị của Trung Quốc.
Đến tháng 5/2014, một số trang mạng thậm chí còn đăng tải nội dung của bản “mật ước” (được cho là do Hoàn Cầu Thời Báo và Tân Hoa Xã công bố): “…Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây….
Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.…”
Đâu là sự thật?
Trong cuốn hồi ký “Hồi ức và Suy nghĩ” của mình, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ đã tiết lộ: “Sau 2 ngày nói chuyện (3 - 4/9/1990), kết quả được ghi lại trong một văn bản gọi là ‘Biên bản tóm tắt’ gồm 8 điểm. Khi nghiên cứu biên bản 8 điểm đó, chúng tôi nhận thấy có tới 7 điểm nói về vấn đề Campuchia, chỉ có 1 điểm nói về cải thiện quan hệ giữa hai nước mà thực chất chỉ là nhắc lại lập trường cũ của Trung Quốc gắn việc giải quyết vấn đề Campuchia với bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.”
Nghĩa là, Hội nghị Thành Đô kết thúc song việc bình thường hoá quan hệ hai nước, điều mà ban lãnh đạo Việt Nam nóng lòng mong đợi, vẫn chưa chốt lại được. Vì thế, giả thuyết về bản “mật ước” kia rõ ràng là thiếu cơ sở.
Thậm chí ngay cả “Biên bản tóm tắt” 8 điểm nói trên cũng không được phía Việt Nam thực hiện đầy đủ. Nguyên nhân chủ yếu là do sự phản đối của Bộ Ngoại giao dưới quyền Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch, với sự đồng tình của một vài uỷ viên Bộ Chính trị khác, như Thứ trưởng Trần Quang Cơ đã thuật lại trong hồi ký. (Trong cuộc họp kiểm điểm về Hội nghị Thành Đô, Phó Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói: “…Mình bị nó lừa nhiều cái quá. Tôi nghĩ Trung Quốc chuyên là cạm bẫy.”)
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh (Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc từ năm 1974-1987) cho biết là mặc dù cùng 19 cựu sỹ quan cao cấp khác ký tên vào bản kiến nghị yêu cầu minh bạch hóa Hội nghị Thành Đô song ông cũng không tin vào thông tin phía Trung Quốc đưa ra.
Đại tá Nguyễn Văn Tuyến (cán bộ tiền khởi nghĩa và là thành viên sáng lập CLB chống tham nhũng, tiêu cực của các vị lão thành cách mạng ở Hà Nội) cho chúng tôi biết là trong một cuộc gặp với Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh, khi ông đề cập đến “Mật ước Thành Đô”, ông Huynh khẳng định đích thân ông ta đã vào kho lưu trữ của đảng để tìm nhưng không hề thấy bản “mật ước” đó. (Lãnh đạo cộng sản nói thì không hẳn là đáng tin, song điều đó không có nghĩa là họ chưa bao giờ nói thật. Và sự khẳng định của nhân vật số 5 trong ban lãnh đạo Việt Nam phù hợp với logic ở trên, cũng như với một tài liệu được cho là của Ban Tuyên giáo Trung ương năm 2014 nhằm giải thích về Hội nghị Thành Đô.)
Toan tính gì?
“Người Trung Quốc làm gì cũng có tính toán.” Thông tin về “Mật ước Thành Đô” được Bắc Kinh tung ra ngay giữa lúc họ đưa giàn khoan HD981 vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ ngày 2/5 đến 15/7/2014. Rõ ràng, họ muốn qua đó để biện hộ cho hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam, gây chia rẽ trong ban lãnh đạo CSVN, khiến người Việt trong và ngoài nước bị phân hoá, và cuối cùng là làm suy yếu nỗ lực của Hà Nội trong việc chống lại hành vi ngang ngược đó.
Mặc dù nội dung cụ thể của “Mật ước Thành Đô” được Bắc Kinh “tiết lộ” vào thời điểm họ đưa giàn khoan HD981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhằm mục đích như chúng tôi đã đã chỉ ra, song thông tin về sự tồn tại của nó thì đã xuất hiện từ lâu. Vậy động cơ của họ là gì?
Quả thực, không khó để nhận ra toan tính của Bắc Kinh khi cho lan truyền thông tin về “Mật ước Thành Đô”. Đây thực sự là một mũi tên trúng nhiều đích theo đúng bản chất “thâm như Tàu” của họ: (i) khiến những người Việt tâm huyết với công cuộc chống bành trướng Trung Quốc nản lòng (do nghĩ rằng mọi nỗ lực đều vô ích bởi cái văn kiện bán nước kia); (ii) làm phân tâm những người chống hiểm hoạ Trung Quốc tại Việt Nam (thay vì lẽ ra cần tập trung vào việc vạch trần và ngăn chặn bàn tay tội ác của “nhóm lợi ích Tàu” trong bộ máy hiện hành thì họ lại phung phí thời gian và công sức vào việc tranh cãi hoặc lên án và đòi bạch hoá một chuyện không có thật trong quá khứ); và (iii) khiến cho người dân bình thường không tin tưởng vào truyền thông phi chính thống (khi thấy trên mạng toàn loan truyền những thông tin nhảm nhí).
Không chỉ nặn ra cái gọi là “Mật ước Thành Đô”, Bắc Kinh thậm chí còn dựng lên cả một câu chuyện kỳ bí qua tác phẩm “Hồ Chí Minh sinh bình khảo” của Hồ Tuấn Hùng. Theo đó, Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc - Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Sinh Cung (nguyên quán Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An), mà là Hồ Tập Chương, người Đài Loan. (Ngoài những mục đích nêu trên, điều này còn giúp dọn đường dư luận để “con ngựa thành Troy” Hoàng Trung Hải ngày càng “chui sâu, leo cao” và cuối cùng là thâu tóm chiếc ghế Tổng Bí thư.)
Không còn nghi ngờ gì, “Mật ước Thành Đô” là một câu chuyện bịa đặt nhằm phục vụ mưu đồ đen tối của Trung Nam Hải. Việc nhà cầm quyền CSVN không công khai Thoả thuận Thành Đô là vì đó không chỉ là một thất bại nhục nhã trong lịch sử ngoại giao Việt Nam, mà còn là bằng chứng không thể chối cãi về hành vi “cõng rắn cắn gà nhà”, “rước voi về dày mả tổ” của họ. Chỉ chừng ấy thôi họ đã bị lịch sử và nhân dân đời đời lên án, chứ đừng nói đến chuyện mưu toan biến Việt Nam thành một bộ phận của “đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”.
Ngoài ra, ngay cả khi “Mật ước Thành Đô” là sự thật đi nữa thì nó cũng không có giá trị pháp lý, bởi nó không tuân theo những trình tự pháp lý thông thường của một hiệp ước giữa hai quốc gia. Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười hoàn toàn không đủ chính danh để đóng dấu hiệu lực vào một hiệp ước vô cùng hệ trọng như thế. Trong khi đó, những người ký kết “mật ước” đó hoặc đã chết, hoặc gần như không còn ảnh hưởng trên chính trường, nên nó lại càng vô giá trị.
Trong một bài viết trước đây, chúng tôi đã chỉ ra rằng, nếu các bản tuyên bố chung Việt - Trung xưa nay luôn được Hà Nội thực hiện đúng thì Việt Nam đã trở thành “một bộ phận không thể tranh cãi của Trung Quốc” từ lâu, chứ chẳng cần phải đợi đến khi “Mật ước Thành Đô” được thi hành. Điều này không xẩy ra bởi thực tế là trong ban lãnh đạo Việt Nam luôn tồn tại những thành phần ý thức được hiểm hoạ phương bắc mà Bắc Kinh chưa thao túng được (chẳng hạn như Nguyễn Cơ Thạch và Võ Văn Kiệt trong “Hồi ức và Suy nghĩ”), bên cạnh áp lực từ một công chúng vốn ngày càng bộc trực và “dị ứng” với những gì liên quan đến Trung Quốc.
Bất luận thế nào, việc đất nước chúng ta ngày càng bị các gọng kìm của Đại Hán siết chặt như hiện nay không phải là vì “Mật ước Thành Đô” kia, mà chính là vì 90 triệu người Việt, đặc biệt là những tinh hoa của giống nòi, đã làm chưa đủ để bảo vệ giang sơn gấm vóc mà tổ tông đã đổ bao máu xương để dựng xây, gìn giữ.
  • 16x9 Image

    Lê Anh Hùng

    Lê Anh Hùng là một blogger/dịch giả/nhà báo độc lập ở Hà Nội và là người đấu tranh vì tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam từ nhiều năm nay.

'Đã đến lúc công bố mật ước Thành Đô?'​

Hội nghị Thành Đô

NGUỒN HÌNH ẢNH,XINHUA
Chụp lại hình ảnh,Hội nghị Thành Đô được nhóm họp vào ngày 3-4/9/1990 tại Trung Quốc.
17 tháng 10 2014
Việc công bố các văn bản như mật ước Thành Đô giữa lãnh đạo Việt Nam và lãnh đạo Trung Quốc gần một phần tư thế kỷ về trước là điều Việt Nam nên làm hiện nay, theo một sử gia về lịch sử Đảng từ Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tuy nhiên, sự kiện cuộc gặp cấp cao đó đã diễn ra 'quá lâu' và nay giới nghiên cứu 'không còn quan tâm' nữa, theo một chuyên gia khác về lịch sử Đảng từ Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Song nếu cần tìm hiểu về hội nghị này, thì những ai quan tâm nên tiếp cận với Văn phòng Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, vẫn theo chuyên gia này.
Trong khi đó, Hội nghị Thành đô là một sự kiện vẫn còn tác động tới đường lối và cán bộ của bộ máy lãnh đạo của Việt Nam ngày nay, điều được gọi là 'Hội chứng Nguyễn Cơ Thạch', theo một cựu lãnh đạo cấp Vụ ngành ngoại giao Việt Nam.
Trước hết, trao đổi với BBC hôm 17/10/2014, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nêu quan điểm về mức độ quan tâm của giới nghiên cứu tới cuộc gặp cấp cao từng xảy ra từ năm 1990 vốn đang được dư luận Việt Nam 'quan tâm' trở lại gần đây:
"Quan tâm là quan tâm từ cái thời ấy thôi, chứ bây giờ giới nghiên cứu cũng không quan tâm nhiều lắm, chủ yếu là bên chính trị thôi," Phó Giáo sư Nguyễn Trọng Phúc nói.

'Hỏi Văn phòng TƯ Đảng'​

Khi được hỏi Hội nghị được cho là có vai trò mở ra bình thường hóa quan hệ giữa Việt - Trung sau nhiều năm xung đột, chiến tranh căng thẳng, tại sao lại không được giới nghiên cứu quan tâm, giáo sư Phúc đáp:
"Bởi vì đấy là thuộc về lĩnh vực quan hệ giữa hai đảng, hai nhà nước, còn chúng tôi về lịch sử không được am tường những vấn đề đó.
"Cứ liên lạc với chỗ Văn phòng Trung ương Đảng thì may ra người ta biết."
Hôm thứ Sáu, khi được hỏi về việc có nên giải mật để công bố hay bạch hóa trước công luận và tại Quốc hội các văn kiện liên quan 'mật nghị', hay 'mật ước Thành Đô 1990 hay không, kể cả các văn bản, văn kiện chỉ đạo đường lối, sách lược, chính sách liên quan 'chịu tác động' từ Hội nghị này, một sử gia khác về lịch sử Đảng nói:
Hội nghị Thành Đô

NGUỒN HÌNH ẢNH,XINHUA
Chụp lại hình ảnh,Các ông Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng dự Hội nghị Thành Đô.
"Tôi nghĩ rằng văn bản nào chăng nữa thì độ mật, độ bí mật gì đó, nếu có, thì nó chỉ có giá trị trong thời hạn nhất định.
"Và nếu có những văn bản như thế, thì tôi nghĩ cũng nên hoàn toàn công khai. Hoàn toàn nên công khai, chứ không có gì phải giữ bí mật quá lâu," Phó Giáo sư Vũ Quang Hiển từ Đại học Quốc gia Hà Nội nói.
"Nhưng chỉ có điều Việt Nam cầm văn bản đó, thì Việt Nam công khai đến đâu, đến cấp nào, đấy là một câu chuyện.
"Phía Trung Quốc thì nói thật là có những tài liệu đến nay đã hơn nửa thế kỷ rồi, bây giờ người ta cũng chẳng công khai. Phía Trung Quốc thì rõ ràng rất khó lấy được tài liệu chính thức từ phía họ.
"Còn phía Việt Nam, các tài liệu đã công khai rất nhiều, nhưng tôi nghĩ không phải là đã hết. Mà chắc chắn là vẫn còn những điều gì đó mà chưa công khai, thì văn bản đó tôi nghĩ, nếu có, thì nên công khai.
"Để cho nhân dân, để cho cán bộ, để cho tất cả mọi người có thể hiểu được thực sự, thực hư lúc bấy giờ, trong bối cảnh như vậy, với tư cách là những cá nhân, không phải với tư cách là một tập thể, đương nhiên những cá nhân có trọng trách và trách nhiệm, thì đã có những thỏa hiệp như thế nào với phía Trung Quốc về câu chuyện này. Đấy tôi nghĩ là điều nên làm."

'Thất thố ngoại giao?'​

Hôm 15/10/2014, một cựu cán bộ ngoại giao của Việt Nam, nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc, nói với BBC một số nguyên tắc về ngoại giao và thể thức (protocol) ngoại giao có thể đã bị Trung Quốc vượt qua và đem lại lợi thế cho mình trong cuộc mật đàm.
Ông Dương Danh Dy nói: "Phê phán tại sao Hội nghị đó có những kết quả như thế này, như thế kia, nói thế thì nó đụng nhiều người."
"Tôi biết chuyện này khá rõ nhưng chưa tiện nói bây giờ, bởi vì Trung Quốc rõ ràng có ý định trong chuyện đưa một số nhà lãnh đạo Việt Nam vào bẫy, mắc bẫy của họ.
"Chẳng hạn như chuyện phía Trung Quốc họ bảo rằng để rất kính trọng ba đồng chí lão thành của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì họ để ba ông ở ba biệt thự khác nhau, thế thì những ông đã già bảy mươi, tám mưới như ông Phạm Văn Đồng, ông Đỗ Mười, ông Nguyễn Văn Linh lúc đó thì làm sao mà hội ý được với nhau...?"
Cũng hôm thứ Tư, một cựu quan chức khác ở Bộ Ngoại giao Việt Nam, người không muốn tiết lộ danh tính, nói với BBC:
Ông Nguyễn Cơ Thạch

Chụp lại hình ảnh,Có ý kiến nói sự 'thôi chức vụ' của ông Nguyễn Cơ Thạch là điều kiện bình thường hóa quan hệ Việt - Trung.
"Một số cán bộ ngoại giao cấp cao có thể đã tiếp cận được văn bản và các tài liệu, nhưng việc được phép phổ biến, công bố tới đâu, có những nguyên tắc hạn chế."
Theo cựu nhân viên ngoại giao này, phía Trung Quốc đã chuẩn bị rất kỹ các nội dung đàm phán, ký kết, kể cả những điều được cho là 'phụ lục' nhưng lại có vai trò như những nguyên tắc chỉ đạo cho bình thường hóa và cả 'hậu bình thường hóa' lẫn 'tái cấu trúc' quan hệ và chiến lược 'quan hệ, hợp tác' giữa hai nước dài hạn, điều mà Việt Nam lâu nay vẫn gọi là 'các thỏa thuận cấp cao' và 'sự kế tục'.
Trong đó cụ thể có các nguyên tắc 'chỉ đạo' đàm phán không chỉ liên quan tình hình chính trị và điều kiện tái lập quan hệ nhất thời mà còn các phương châm 'chỉ đạo chiến lược và lâu dài' về giải quyết tranh chấp, xung đột trong quá khứ và thực tế khi đó để lại và một số ràng buộc chính trị dưới danh nghĩa 'quan hệ về ý thức hệ' liên Đảng v.v...

'Hội chứng Nguyễn Cơ Thạch'​

Hôm 17/10, một cựu lãnh đạo cấp Vụ phó ở Bộ Ngoại giao Việt Nam nói với BBC rằng hậu quả của Hội nghị Thành Đô vẫn còn 'đang tác động' tới tâm lý của lãnh đạo, cán bộ và đường lối của Việt Nam hiện nay trong quan hệ liên quan Trung Quốc.
Theo ý kiến này, việc ông Nguyễn Cơ Thạch, khi đó là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Ngoại giao, bị Trung Quốc 'gây áp lực' với Việt Nam và đặt điều kiện phải 'loại bỏ' để bình thường hóa quan hệ, đã gây ra một 'nỗi sợ' với giới chức không chỉ trong ngạch ngoại giao của Việt Nam, suốt từ đó đến nay, trong các quan hệ, công việc của nhà nước liên quan Trung Quốc.
"Hội chứng Nguyễn Cơ Thạch là việc Trung Quốc đã khống chế toàn bộ lãnh đạo Việt Nam để dần dần thực hiện những chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam," cựu Lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sỹ, nguyên Vụ Phó Bộ Ngoại giao, ông Đặng Xương Hùng nói.
"Trong đó không chế về mặt đối ngoại, khống chế về mặt tổ chức nhân sự cũng như cơ cấu nhà nước của Việt Nam, làm sao có lợi nhất đối với Trung Quốc."
Theo cựu quan chức ngoại giao nay đang tị nạn chính trị ở Thụy Sỹ, việc này tạo thành một hội chứng đáng kể mà theo ông:
"Bất cứ nhân vật nào lên đều không dám đụng tới Trung Quốc và không dám nói nhiều, không dám đứng ra như dạng ông Nguyễn Cơ Thạch đã đứng ra công khai chống lại việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (đặt dưới các điều kiện bất lợi cho Việt Nam) thì sẽ bị 'xử lý'.
"Nhiều nhân vật sau này, khi đụng chạm đến vấn đề Trung Quốc, khi đụng chạm giải quyết vấn đề biên giới cũng như vấn đề biên giới, cũng như những vấn đề về tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông cũng như thế, đều có những dấu hiệu của hội chứng Nguyễn Cơ Thạch.
"Tức là rất sợ những ý kiến cả nhân của mình về vấn đề quan hệ với Trung Quốc... rất sợ Trung Quốc sẽ xử lý qua việc khống chế lãnh đạo cao nhất của Việt Nam và làm ảnh hưởng đến chức vụ của mình với những quyền lợi và lợi ích của mình trong cơ cấu nhà nước."

'Can thiệp nhân sự?'​

Chủ tịch TQ Giang Trạch Dân thăm VN

NGUỒN HÌNH ẢNH,XINHUA
Chụp lại hình ảnh,Cựu Tổng bí thư Đỗ Mười, Chủ tịch nước Việt Nam Lê Đức Anh đón ông Giang Trạch Dân.
Cũng hôm 17/10, khi được hỏi có thể có một khả năng tác động sâu và cao như vậy từ phía Trung Quốc vào nhân sự lãnh đạo của Việt Nam hay không, thông qua trường hợp được cho là đã xảy ra với cố Ngoại trưởng Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch, PGS Vũ Quang Hiển từ Đại học Quốc gia Hà Nội bình luận thêm:
"Cách gây sức ép của Trung Quốc trên tất cả các mặt, kể cả về mặt nhân sự nếu như Trung Quốc có thủ đoạn như vậy, tôi nghĩ là hoàn toàn có thể có.
"Nhưng vấn đề đặt ra là ví dụ nhân sự như ông Nguyễn Cơ Thạch mà Trung Quốc không thích bởi vì sao? Nguyễn Cơ Thạch có thể có quan niệm đối ngoại khác, nó rộng mở hơn, nó thoáng hơn, mà người Trung Quốc không muốn Việt Nam có một nhân vật như vậy ở trong giới lãnh đạo cao cấp.
"Có thể họ gây sức ép đòi hỏi không nên như vậy, không nên thế nọ, không nên thế kia, cái điều đó người Trung Quốc có thể làm lắm, tôi cũng tin là người Trung Quốc có thể làm các điều này.
"Tức là về mặt nào đấy có thể nói là họ muốn can thiệp vào vấn đề nhân sự của riêng Việt Nam.
"Nhưng về phía Việt Nam, ai là người thay ông Nguyễn Cơ Thạch, và người đó có làm theo ý đồ của Trung Quốc hay không?
"Đấy lại là một việc khác và người Trung Quốc không thể lãnh đạo, không thể chỉ đạo việc đó được," sử gia chuyên về lịch sử Đảng từ Đại học Quốc gia Hà Nội nêu quan điểm.
Hôm 15/10, một quan chức Vụ trưởng, thuộc Ban Dân vận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nói đang có yêu cầu công khai ra Quốc hội Việt Nam về Hội nghị Thành Đô, ngay cả trước khi có một tài liệu được cho là của Ban tuyên huấn Trung ương của Đảng về Hội nghị được loan truyền trên mạng Internet.
"Văn bản của Ban Tuyên giáo... thì nó có thật đấy. Họ đưa ra để giải thích vấn đề Thành Đô.
"Nhưng chúng tôi hoài nghi sự giải thích đấy ở chỗ không biết là có đến nơi, đến chốn không.
"Và chúng tôi đang muốn là Quốc hội phải thành lập một Ủy ban nghiên cứu và bạch hóa vấn đề này," ông Nguyễn Khắc Mai nói với BBC từ Hà Nội.

Hội nghị Thành Đô: nguyên nhân, diễn biến và hậu quả​


This entry was posted on Tháng Bảy 25, 2016, in Lịch sử Việt Nam and tagged chiến tranh 1979, Dương Danh Dy, Hội nghị Thành Đô. Bookmark the permalink. 11 bình luận


hqdefault.jpg

Dương Danh Dy
1/ Nguyên nhân
Nguyên nhân từ phía Việt Nam:
Người lãnh đạo chủ chốt của Đảng ta, người quyết liệt chống bọn bành trướng bá quyền Trung Quốc qua đời tháng 7 năm 1986, tạo điều kiện cho Ban lãnh đạo Việt nam nhất là ngưòi lãnh đạo chủ chốt mới, đại biểu cho xu hướng cần phải bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, để thoát khỏi vũng lầy Campuchia, thế bị bao vây cấm vận, phải căng mình ra đối phó trên nhiều mặt trận…để có cơ hội thuận lợi tiến hành thực hiện bước chuyển đổi chiến lược “cải cách, đổi mới”.
Ban lãnh đạo và người lãnh đạo chủ chốt mới của Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng: Đảng Cộng sản Liên Xô đứng đầu là Gorbachev là xét lại, chỉ có Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc mới kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa, kiên trì chủ nghĩa Mác Lênin.
Qua thực tiễn “cay đắng” về nhiều mặt, đã thấy tác hại rất lớn của “cái bẫy” Campuchia, ban lãnh đạo mới quyết tâm thay đổi chính sách về vấn đề CPC mạnh hơn trước.
Việt Nam đang tiến hành cải cách và đổi mới, đã thu được nhiều thành quả rõ rệt, nếu chưa bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc sẽ bị những hạn chế và gặp những khó khăn nhất định về thu hút đầu tư và mở rộng mậu dịch đối ngoại.
Nguyên nhân từ phía Trung Quốc:
Trong thời gian dài hơn 10 năm, mặc dù Ban lãnh đạo Bắc Kinh đã dùng mọi thủ đoạn xấu xa, tàn bạo nhất hòng làm cho Việt Nam suy sụp, phải khuất phục Trung Quốc, nhưng Việt Nam vấn đứng vững, đặc biệt là những thành quả rõ rệt thu được sau mấy năm chúng ta tiến hành chính sách đổi mới, mở cửa đã khiến họ phải thay đổi cách nhìn và đối sách cũ đối với Việt Nam.
Ngoài ra những chuyển biến trong thái độ của Mỹ đối với Việt Nam và chuyển biến bước đầu trong quan hệ Việt Mỹ đã khiến ban lãnh đạo Bắc Kinh thấy nếu tiếp tục kéo dài căng thẳng với Việt Nam sẽ làm cho Mỹ được hưởng lợi.
Trung Quốc đang bị cấm vận sau sự kiện Thiên An Môn, bình thường hoá quan hệ với Việt Nam sẽ tạo thêm thế.
Thấy rõ những điểm yếu của ban lãnh đạo Việt Nam, chủ động chấp nhận bình thường hoá với Việt Nam lúc này sẽ thu lợi nhiều hơn trong chính sách đối với Việt Nam và trên quốc tế.
Nguyên nhân quốc tế:
Trung Quốc thông qua Liên Xô gây sức ép với Việt Nam, phải nhân nhượng, chấp nhận các yêu cầu của Trung Quốc
Các nước XHCN Đông và Trung Âu không còn nữa, Liên Xô mất quyền lãnh đạo, sắp tan rã, Việt Nam đứng trước nguy cơ mất chỗ dựa về nhiều mặt (chính trị, kinh tế, quốc phòng) cần phải tìm chỗ dựa mới, và Trung Quốc là đối tượng thích hợp nhất. Do đó cần phải tích cực đáp ứng một số yêu cầu của phía Trung Quốc nhằm nhanh chóng bình thưòng hoá quan hệ với họ.
2/ Thời gian họp và những nội dung thảo luận
Do không thể trực tiếp tiếp cận những tư liệu do phía ta nắm giữ nên người viết đành phải dựa vào một số cuộc hỏi chuyện với đồng chí phiên dịch của đoàn và đồng chí Hồng Hà, Chánh văn phòng Trung ương đảng, thành viên của đoàn.
Ngoài ra đồng chí Đinh Nho Liêm chủ động cho biết một số tin liên quan và một số ít tư liệu đã được công khai của phía Trung Quốc, đó là Nhật ký của Lý Bằng (Bản tiếng Trung, Mạng “Nhân Dân” Trung Quốc ngày 5/1/2008) bài viết của Lý Gia Trung (lúc đó là Tham tán chính trị ĐSQ Trung Quốc), nguồn “Hà Bắc tân văn võng” ngày 30/10/2007 đưa lại tin của “Báo cuộc sống ngưòi già” Trung Quốc ) và bài viết của Trương Thanh (lúc đó là Vụ phó Vụ Á châu 1 Bộ Ngoại giao Trung Quốc, người tham dự hội nghị. Nguồn “Tạp chí “Thế giói trí thức” số 24 năm 2004, đang lại trên “Tân Hoa văn trích” số 5/2005)).
Để đỡ nhắc đi nhắc lại, khi dưới đây ghi “Nhật ký Lý Bằng”… bạn đọc nên nhớ cả nguồn đã ghi trên và đặc biệt là cuốn “Hồi ký Trần Quang Cơ” bản năm 2001 và bản năm 2003.
Theo các tư liệu đó thì diễn biến và kết quả đạt được của hội nghị như sau:
“Chiều ngày 28/8/1990 Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Trương Đức Duy nhận được chỉ thị trong nước, chuyển lời tới TBT Nguyễn Văn Linh:
“TBT Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng hoan nghênh TBT Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưỏng Đỗ Mưòi thăm nội bộ Trung Quốc từ ngày 3- 4 tháng 9 năm 1990, cũng hoan nghênh Cố vấn Phạm Văn Đồng cùng đi.
Hồi ký Trần Quang Cơ cho biết Trương Đức Duy nói mập mờ là Đặng Tiểu Bình có thể đến hội nghị gặp anh Tô. Do Á vận hội sắp cử hành tại Bắc Kinh, để tiện bảo mật, nên sắp xếp hội đàm tại Thành Đô, Tứ Xuyên” (Lý Gia Trung: “Nội tình gặp gỡ Thành Đô…” “Hà Bắc tân văn võng” ngày 30/10/2007).
“Nhật ký Lý Bằng” cho biết:
“Sáng ngày 3/9/1990 chuyên cơ Việt Nam rời Hà Nội, 1 giờ chiều tới Thành Đô, hai giờ chiều đoàn Việt Nam tới nhà khách Kim Ngưu, tôi và đồng chí Giang Trạch Dân đón tiếp họ tại phòng khách, rồi cuộc hội đàm bắt đầu.”
“Mặc dù biểu thị nguyện vọng muốn nhanh chóng giải quyết vấn đề Campuchia, nhưng lại biểu thị không muốn can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia.”
Nguyễn Văn Linh có bài nói dài mà hiện nay chưa tìm đọc được vì cả hai phía đều không công bố, bài nói của Giang Trạch Dân tại hội nghị cũng như “Kỷ yếu hội nghị” cũng trong tình trạng như vậy.
Lý Bằng nhận xét:
“Xem ra trên vấn đề Campuchia Nguyễn Văn Linh chỉ muốn làm một cái biểu thị nguyên tắc mà đặt trọng điểm vào mặt bình thường hoá quan hệ Trung Việt.”
“Hội đàm kéo dài tới 8 giờ tối. 8: 30 mới bắt đầu tiệc tối . Tại bàn tiệc tôi và đồng chí Giang Trạch Dân lại lần lượt làm công tác Đỗ Mưòi và Nguyễn Văn Linh.
Sáng ngày 4 tháng 9, chúng tôi cùng các đồng chí Việt Nam tiếp tục họp. Đến đây những vấn đề mà hội nghị đề xuất có thể nói là đã tương đối đạt được đồng thuận, tương đối trọn vẹn đầy đủ. Quyết định khởi thảo một kỷ yếu hội nghị.
Vào 2 giờ 30 phút chiều, hai bên cử hành lễ ký kết, lần lượt do TBT và Thủ tướng mỗi bên ký. Đó là bước ngoặt có tính lịch sử trong quan hệ Trung Việt. Chuyên cơ Việt Nam bay về nước ngay trong ngày.”
Bài viết của Trương Thanh nói:
“Đây là lần gặp gỡ đầu tiên giữa những ngưòi lãnh đạo hai nuớc Trung Việt sau hơn 10 năm, hai bên tiến hành hội đàm cấp cao. Trước tiên Giang Trạch Dân biểu thị: quan hệ Trung Việt đã xấu đi hơn 10 năm. Hai bên chúng ta nên quán triệt lý luận Đặng Tiểu Bình “kết thúc quá khứ, mở ra tương lai”.
Vừa là đồng chí vừa là anh em
“Ngoài việc khôi phục quan hệ hữu hảo láng giềng hai nước Trung, Việt ra, phía Trung Quốc đã đề xuất ý kiến quan trọng giải quyết chính trị vấn đề Campuchia: Việt Nam rút quân toàn bộ, hội đàm với các phái Campuchia, tiếp nhận văn kiện khung do năm nước thưòng trực Hội đồng Bảo an chế định, tham gia hội nghị quốc tế Paris về Campuchia, đó là then chốt của việc hai nước Trung Việt khôi phục quan hệ hữu hảo.
TBT ĐCSVN Nguyễn Văn Linh cám ơn bài phát biểu quan trọng của Giang Trạch Dân, ông biểu thị, quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc là “vừa là đồng chí vừa là anh em” như lãnh tụ Hồ Chí Minh đã nói. Trung Quốc đã ủng hộ to lớn cho cuộc chiến tranh cứu nước của Việt Nam.
“Đáng tiếc là Lê Duẩn người lãnh đạo tiền nhiệm đã thi hành chính sách sai lầm khiến người ta khó lý giải. Hai nước Việt Nam, Campuchia xảy ra 10 năm chiến loạn, khiến quan hệ Trung Việt bị phá vỡ nghiêm trọng, nhân dân Việt Nam vô cùng đau lòng.
Bây giờ chúng tôi quyết tâm sửa chữa chính sách sai lầm trước đây, khôi phục tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước, hai Đảng, cùng đi về con đường XHCN tươi đẹp.”
Về việc giải quyết chính trị vấn đề Campuchia, Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười đều biểu thị “chúng tôi tiếp nhận văn kiện khung, kết thúc cuộc xung đột Việt Nam, Campuchia.”
Qua hai buổi thảo luận, chiều ngày 3 và sáng 4, người lãnh đạo hai nước đã đạt được sự đồng thuận quan trọng, ký văn kiện “Kỷ yếu hội đàm”.
TBT Giang Trạch Dân biểu thị: bắt đầu từ hôm nay, hai nước Trung Việt “Độ tận kiếp ba huynh đệ tại;Tương kiến nhất tiếu mấn oan cừu” (thơ cổ: Qua hết sóng gió anh em vẫn còn, gặp nhau cười một cái là quên ân oán )”
Giang Trạch Dân nói thêm:
“Các nước Phương Tây rất chú ý tới quan hệ của chúng ta. Các đồng chí tới đây cho đến nay các nước không ai biết, cũng không cho các bên Campuchia biết. Chúng tôi cảnh giác vấn đề này. Họ cho rằng Việt Nam XHCN, Trung Quốc XHCN đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo, họp với nhau bàn cái gì đây? Vì vậy chúng tôi giữ kín chuyến đi này. Trong tình hình quốc tế hiện nay, nếu để hai đảng cộng sản bắt tay nhau là sách lược không có lợi cho chúng ta.”
Trước khi đánh giá hội nghị xin nói thêm một nhận xét quan trọng: Giang Trạch Dân và Lý Bằng đã “tỏ ra” rất kính trọng ba vị Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười trong đoàn Việt Nam, coi họ thuộc thế hệ cha chú của mình.
Xin nêu một ví dụ : để tỏ lòng kính trọng ba vị ấy, tại nơi họp họ đã bố trí mỗi vị ở riêng một biệt thự cách nhau khá xa. Xin hỏi mấy ông già bảy mươi, tám mươi này sau khi họp mệt nhoài về liệu có thể tranh thủ gặp nhau để hội ý thêm được không?
Ngoài ra việc vì sao Đặng Tiểu Bình không đến dự hội nghị cũng cần được đánh giá thêm.
Ông ta sợ bị phía Việt Nam trực tiếp phê phán, để làm phía Việt Nam dịu bớt thái độ khi bàn về bình thường hoá quan hệ, để phía Việt Nam dễ tiếp thu dàn xếp của Trung Quốc.
…Chấp nhận thoả thuận Thành Đô, Đại hội VII ĐCSVN, họp từ ngày 17/6 đến 27/6/1991 đã gạt đồng chí Nguyễn Cơ Thạch ra khỏi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng, không để ông giữ bất kỳ chức vụ nào về đảng và nhà nước.
Đại hội đã bầu Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười làm Tổng Bí thư. Sau đó ít lâu Uỷ viên Bộ Chính trị Lê Đức Anh được bầu làm Chủ tịch nước. Như đã nêu trên, tháng 10/1991 hội nghị quốc tế về CPC họp tại Paris giải quyết về cơ bản vấn đề Campuchia.
Và chỉ sau khi hai sự kiện lớn đó đã diễn ra theo đúng yêu cầu của phía Trung Quốc, ngày 5/11//1991 (tức là hơn một năm sau Hội Nghị Thành Đô) phái đoàn Việt Nam do TBT Đỗ Mười và Chủ tịch HĐBT Võ Văn Kiệt mới được mời tới Bắc Kinh, đặt dấu mốc cho việc chính thức bình thường hoá quan hệ giữa hai nước.
Tuy nhiên tại hội nghị này Lý Bằng đã “thẳng thừng” nêu ra nhiều vấn đề tồn tại trong quan hệ hai nước, trong đó có vấn đề Việt Nam nợ Trung Quốc, vấn đề của cái gọi là “nạn kiều” từ Việt Nam về Trung Quốc… (Nhật ký Lý Bằng) trong khi phía Việt Nam không có động thái gì.
Hơn 20 năm sau Hội nghị Thành Đô, nay có dịp nhìn lại vấn đề, ngưòi ta sẽ thấy “ngộ” ra được một số điều mà ngay từ khi được phổ biến “kết quả” của Hội nghị, những người quan tâm đến tình hình đất nước lúc đó đã ít nhiều biểu thị sự không đồng tình.
Bước đầu, xin mạnh dạn công khai một số “yếu kém” của phía chúng ta, cũng như xin thẳng thắn đề cập tới một vài tác hại của những “quyết đoán” sai lầm khi đó đối với đất nước.
Nêu ra một số việc, không phải là muốn truy cứu trách nhiệm chính trị, hoặc nhằm bôi xấu, hạ thấp uy tín của một ai mà chỉ nhằm một mục đích: nếu không thấy hết những “dại khờ, non yếu” của chúng ta, không vạch trần những “mưu ma chước quỷ” của kẻ mà cho đến tận giờ phút này trong chúng ta vẫn còn có không ít ngưòi lầm tưởng họ là những “đồng chí cộng sản”, những người đang cùng chúng ta xây dựng “chủ nghĩa xã hội”… thì sẽ là một “nguy hại to lớn, lâu dài, tiềm ẩn” đối với dân tộc.
3/ Hậu quả
Ngoài những nhân nhượng vô nguyên tắc về Campuchia như đã trình bày, phía Việt Nam đã không hề (hay không dám) đề cập tới nguyên nhân tạo ra bất đồng trong quan hệ Việt Trung trong hơn 10 năm qua nhất là cuộc Chiến tranh Biên giới tháng 2 năm 1979 do Ban lãnh đạo Bắc Kinh cố tình, chủ động gây ra.
Phía Việt Nam đã hoàn toàn cho qua vấn đề sau khi nghe Giang Trạch Dân nói trong diễn văn: quan hệ hai nước từ nay “hãy gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”.
Đó là những điều ngưòi viết bài này thu nhận được sau khi đã hỏi kỹ đồng chí phiên dịch và nói chuyện nghiêm túc nhiều lần với đồng chí Hồng Hà khi đồng chí còn sống tại một số cuộc họp và tại phòng làm việc của đồng chí tại số 2 Nguyễn Cảnh Trân và tại nhà riêng của tôi do đồng chí chủ động tới gặp.
Không dám hé một lời
Chúng ta không đòi Trung Quốc phải bồi thường chiến tranh trong khi đã nêu vấn đế Mỹ bồi thường chiến tranh là điều kiện tiên quyết để bình thường hoá quan hệ hai nước nhưng tại sao trong đàm phán bí mật lại không dám nói dù chỉ là một lời với Trung Quốc về cuộc chiến tranh tàn ác đó và buộc họ chí ít phải nói ra câu ‘lấy làm tiếc’ về hành động phi nghĩa của mình?
Nhượng bộ vô nguyên tắc này của Việt Nam đã làm cho Trung Quốc dường như giành được ‘vị thế chính nghĩa’ trước dư luận quốc tế và nhất là trong đông đảo nhân dân Trung Quốc dù họ mang hơn 60 vạn quân chính quy xâm lược, giết hại nhiều đồng bào ta, tàn phá nhiều cơ sở vật chất của ta tại vùng sáu tỉnh biên giới Việt Nam.
Làm cho một bộ phận người trên thế giới cho rằng những vu cáo bịa đặt của Trung Quốc: ‘Việt Nam xua đuổi người Hoa’, ‘Việt Nam xâm lược Campuchia’… là đúng, việc thế giới ‘lên án, bao vây cấm vận Việt Nam’ là cần thiết, việc Trung Quốc ‘cho Việt Nam một bài học’ là phải đạo…trong khi chính chúng ta mới là ngườì có công lớn trong việc đánh tan bọn Khơme Đỏ, cứu nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng. Tóm lại là đã làm cho khá nhiều người trong thời gian khá dài hiểu lầm, ác cảm với Việt Nam.
Cho tới khi đặt bút viết những dòng này mặc dù đã mất nhiều công sức tìm hiểu, người viết vẫn chưa biết ai là người đề xuất chủ trương cấm không được nói lại chuyện cũ với Trung Quốc, khiến cho trong hơn 20 năm qua, trên các phương tiện truyền thông của Việt Nam không hề có một tin tức nào động chạm tới Trung Quốc. Ngay cả tên tuổi, nghĩa trang của các liệt sĩ hy sinh trong cuộc đấu tranh yêu nước thần thánh trên cũng bị cố tình lảng tránh không dám công khai nói tới, thậm chí bị lãng quên.
Cần phải nói ra đây một sự thực là trong khi đó, báo, mạng chính thống của Trung Quốc vẫn ra sức tung hoành, không hề bị một sự cấm đoán, hạn chế nào, ngày ngày tìm hết cách để bôi xấu, xuyên tạc Việt Nam về mọi mặt, đến nỗi phần lớn người dân Trung Quốc bình thường khi được hỏi về Việt nam cũng thốt lên, Việt Nam là ‘vô ơn bội nghĩa, là kẻ ăn cháo đá bát’…
Theo tài liệu chính thức của Trung Quốc trong một cuộc điều tra công khai, đã có tới “80% dân mạng Trung Quốc – tức khoảng 300 triệu ngưòi-chủ yếu là thanh niên và người có học – tán thành dùng biện pháp vũ lực với Việt Nam tại Biển Đông.
Cảm tình, ấn tượng tốt đẹp của đa số nhân dân Trung Quốc về một nước Việt Nam anh dũng trong chiến đấu, cần cù trong lao động, hữu nghị với Trung Quốc trước đây dường như không còn nữa. Hậu quả tai hại này chưa biết bao giờ mới xoá bỏ được.
Chấp nhận yêu sách trắng trợn của phía Trung Quốc gạt bỏ mọi chức vụ trong và ngoài đảng đồng chí Nguyễn Cơ Thạch, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, rồi lợi dụng mọi cơ hội đế đến Đại hội 8 Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức làm được việc đó khi đồng chí là một trong số rất ít người lãnh đạo có tư duy sáng tạo, am hiểu tình hình quốc tế, có sức khoẻ dồi dào, có uy tín quốc tế, nhất là đối với các nước Phương Tây là một việc làm thể hiện sự yếu kém về bản lĩnh và sự tha hoá về tình nghĩa cộng sản, là một việc làm dại dột “vác đá tự ghè chân mình”…
Có thể nói mà không sợ quá mức rằng, nếu Nguyễn Cơ Thạch còn trong ban lãnh đạo cấp cao Đảng ta một nhiệm kỳ nữa thì việc bình thường hoá quan hệ Việt Mỹ và việc Việt Nam gia nhập Asean chắc chắn không phải mãi đến năm 1995 mới thực hiện, chậm hơn việc bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc tới gần 5 năm.
Ban lãnh đạo Bắc Kinh các thế hệ, lo sợ ảnh hưởng của Nguyễn Cơ Thạch tới mức, mặc dù ông buộc phải nghỉ hưu và mất đã khá lâu mà hơn hai mươi năm sau ngày bình thưòng hoá quan hệ Việt Trung, tại Đại hội lần thứ XI ĐCSVN tháng 1 năm 2011 họ còn không muốn để con trai ông làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam (lời nguời lãnh đạo đảng ta lúc đó nói, tôi được nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Trọng Vĩnh trực tiếp cho biết)
Cần nói thêm, việc ngoan ngoãn chấp hành yêu sách gạt bỏ đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đã tạo điều kiện để từ sau đó, Bắc Kinh can thiệp ngày càng sâu hơn vào công tác cán bộ, nhân sự chủ chốt của đảng và nhà nước ta qua mấy kỳ đại hội Đảng (IX, X, và XI) nhằm có người thân Trung Quốc trong cơ cấu lãnh đạo cấp cao.
Việc tỏ ý không muốn thấy con trai đồng chí Nguyễn Cơ Thạch nêu trên chỉ là một ví dụ gần đây nhất.
Đây là việc chưa từng có trong Đảng ta. Chúng ta đều biết thời Bác Hồ, trong Đảng ta tuy có người này kẻ kia thân Liên Xô, thân Trung Quốc nhưng ngưòi nào cũng phải nghiêm chỉnh chấp hành đường lối của Đảng, thời đồng chí Lê Duấn là người lãnh đạo chủ yếu đã không duy trì được nếp chung sống đó, nhưng bất kể là ai hễ thân Liên Xô, thân Trung Quốc trong đảng đều bị loại trừ.
Có thể nhận định thế này thế nọ về hiện tượng trên nhưng có một điều có thể khẳng định, thời đó nước ngoài và nhất là Trung Quốc, không thể trực tiếp thò tay can thiệp vào nội bộ Đảng ta nhất là vê công tác nhân sự tổ chức.
Nhưng từ năm 1991 đến nay, việc Trung Quốc can thiệp vào nội bộ ta đã hầu như đã diễn ra thường xuyên và chưa hề bị lên án. Phải chăng đã xuất hiện ‘Nhóm lợi ích thân Trung Quốc’ trong Đảng ta? Không giải quyết được tình trạng này thì hậu hoạn khôn lường.
Bài học bị dắt mũi nhớ đời
Không thể dùng các từ ngữ thông thưòng để đánh giá các hậu quả trên mà phải dùng từ “cái giá phải trả bằng xương máu” mới phản ánh đúng bản chất của vấn đề.
Hội nghị Thành Đô đã, đang và sẽ còn mang lại cho đất nước chúng những hậu quả to lớn, cay đắng, nhục nhã…
Vì vậy một vấn đề cũng quan trọng không kém mà người viết xin mạnh dạn khởi đầu trước: từ những cái giá phải trả đó chúng ta cần rút ra những bài học gì? Cần ghi nhớ những bài học nào?
1. Những ngưòi lãnh đạo chủ chốt của Đảng ta lúc đó hầu như không nắm được những thay đổi, những diễn biến lớn trên trường quốc tế, nhất là về các nước XHCN Đông Âu, tình hình Liên Xô, tình hình Mỹ cũng như tình hình đối thủ trực tiếp của mình lúc đó là Trung Quốc. Từ đó đã có những nhận định rất sai lầm để rồi đưa ra những quyết định rất sai lầm.
Thắng lợi của Công đoàn Đoàn kết tại Ba Lan, sự kiện Bức tường Berlin bị nhân dân Đức xoá bỏ, việc Yeltsin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tại Liên bang Nga, Gorbachev từ bỏ chủ nghĩa xã hội và đảng cộng sản… đã không làm cho một số ngưòi trong ban lãnh đạo chúng ta thấy rằng chủ nghĩa xã hội đã không còn được nhân dân ở chính ngay những nước đó ưa thích, theo đuổi, sự sụp đổ của họ là lẽ tất nhiên.
Trong tình hình như thế mà lại chủ trương ‘bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc để bảo vệ chủ nghĩa xã hội, chống đế quốc’, ‘Mỹ và Phương Tây muốn cơ hội này để xoá cộng sản’.
“Nó đang xoá ở Đông Âu. Nó tuyên bố là xoá cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng là nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Ta phải tìm đồng minh. Đồng minh này là Trung Quốc.” (trích Hồi ký Trần Quang Cơ)
Cần thấy rằng, trước đó Liên Xô là chỗ dựa về nhiều mặt của Việt Nam, tuy vậy phải nói thẳng ra rằng, so với Cuba thì Việt Nam tương đối ít lệ thuộc hơn. Thế nhưng trong khi Cuba phụ thuộc nặng nề vào Liên Xô, lại ở ngay sát nách Mỹ đã không tỏ ra hoảng hốt khi Liên Xô tan rã, và các bạn ấy vẫn hiên ngang đứng vững từ đó đến nay, Mỹ không dám can thiệp… thì Việt Nam đã phải vội vã quay sang tìm đồng minh ngay với kẻ đang là đối thủ nguy hiểm trực tiếp của mình chỉ vì cái đại cục chung chung, chỉ vì sợ mất chỗ dựa, sợ có thể mất chủ nghĩa xã hội, mất Đảng.
Không thấy hết những khó khăn trong ngoài nước của Trung Quốc lúc đó. Trong nước họ vừa xảy ra sự kiện Thiên An Môn, Triệu Tử Dương bị cách chức Tổng Bí thư, nội bộ lãnh đạo cấp cao bất đồng sâu sắc, một bộ phận nhân dân bất mãn với Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Do đàn áp đẫm máu học sinh sinh viên, Trung Quốc bị các nước Phương Tây chủ yếu cấm vận về chính trị, kinh tế, quân sự, có hạng mục như xuất khẩu kỹ thuật cao trong quân sự đến nay vẫn chưa huỷ bỏ.
Họ ở vào thế không có lợi nhiều mặt khi bình thường hoá quan hệ với ta, nhưng do mấy nhà lãnh đạo chúng ta lúc đó đánh giá không đúng tình hình nên không những không sử dụng được lợi thế của mình, mà còn bị Trung Quốc ‘dắt mũi’ kéo theo, thiệt đơn thiệt kép trong xử lý quan hệ cũ và trong giai đoạn bình thường quan hệ mới, cho tới tận bây giờ và cả trong tương lai nữa.
Không thể không đề cập tới một vấn đề nữa là trong hơn 10 năm đối kháng, nhà nước Xã hội chủ nghĩa Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã không từ thủ đoạn nào trong đối xử với nước ta, không những thế thái độ của họ trong đối xử với Liên Xô, trong đối xử với nước Ấn Độ láng giềng đồng tác giả với họ trong đề xướng 5 nguyên tăc chung sống hoà bình những năm trước đó.
Chẳng lẽ Ban lãnh đạo Việt Nam lúc đó lại không thấy chút nào?
2. Bằng những thoả thuận tại Hội nghị Thành Đô, mấy nhà lãnh đạo chủ yếu của Đảng ta lúc đó đã tự đánh mất bản lĩnh kiên cường, bất khuất, không sợ địch mà nhiều thế hệ lãnh đạo đã nêu cao, để sẵn sàng nhận sai về phần mình trước kẻ thù, tuỳ tiện đổ lỗi cho người tiền nhiệm.
Người viết bài này không hiểu vì sao, người đại diện cho Đảng ta, một nhân vật có tinh thần sáng tạo lớn với ý chí kiên cường đã tích cực phát triển đường lối cải cách và Đổi mới và chỉ đạo toàn Đảng toàn dân thu được những thành tích to lớn rất quan trọng bước đầu, thế nhưng trước đối thủ Trung Quốc hình như chỉ còn là chiếc bóng, mất hết cảnh giác cách mạng gật đầu tin tưởng và làm theo mọi đề xuất mang đầy chất lừa bịp ‘vì chủ nghĩa xã hội’, ‘vì đại cục’ của Trung Quốc, thậm chí chấp nhận để họ can thiệp vào công việc nhân sự cấp cao của đảng ta.
Bài học này, cần được phân tích sâu sắc trong toàn Đảng, toàn dân, một mặt để thấy rõ sai lầm quá khứ, một mặt để ngăn chặn, phá tan những âm mưu, mánh khoé mới của ngưòi ‘láng giềng bốn tốt’, của ‘những đồng chí’ luôn rêu rao ’16 chữ vàng’ đang không ngừng vận dụng những thành quả cũ vào trong quan hệ với Việt Nam chúng ta hiện nay và trong tương lai.
 
Mọi câu chuyện đều rộ lên bắt đầu từ vụ HD981. Cả việc nước ta ngày càng chia rẽ cũng là sau những sự kiện biểu tình đó. Kẻ nào đứng sau tất cả?
 
Mọi câu chuyện đều rộ lên bắt đầu từ vụ HD981. Cả việc nước ta ngày càng chia rẽ cũng là sau những sự kiện biểu tình đó. Kẻ nào đứng sau tất cả?
câu chuyện toàn từ đám hề vịt tân với báo lá cải 3 que ấy :) nào là chủ tịch hcm là người china nữa :) nào là cái lol gì thì tin tức mõm toàn 3 //. tung ra để chửi cs chứ làm đéo gì cần chính xác :) có cái làm tăng doanh số lấy xu là ok thôi :)
 
Mọi câu chuyện đều rộ lên bắt đầu từ vụ HD981. Cả việc nước ta ngày càng chia rẽ cũng là sau những sự kiện biểu tình đó. Kẻ nào đứng sau tất cả?
đấy có nguồn từ đám con vịt với bồn cầu không ấy :) vô link xem bài gốc :)
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom