Bóng đá thế giới nhích dần về phương Đông

♠3 Tập đoàn X

Dân chơi tập bơi
Bài viết
3,872
Xu
3,217
Sự quan tâm, tình yêu của người hâm mộ và trình độ ngày càng cao đang giúp các đội bóng châu Á và châu Phi định hình lại tương lai của môn thể thao vua.
2022_12_05T135746Z_1282552898_UP1EIC512S83E_RTRMADP_3_SOCCER_WORLDCUP_JPN_CRO_REPORT_1.jpg
Cổ động viên Nhật Bản bên trong sân vận động Al Janoub. Ảnh: Reuters.
Tính chất toàn cầu của bóng đá vẫn luôn là yếu tố mấu chốt khiến bộ môn này thu hút người hâm mộ. Và không điều gì thể hiện được sự thu hút của bóng đá rõ ràng hơn kỳ World Cup được tổ chức bốn năm một lần.

Nhưng một điều gì đó đang diễn ra ở World Cup 2022 tại Qatar. Tâm điểm của môn thể thao vốn bị thống trị bởi các đội bóng châu Âu và Nam Mỹ có lẽ đang nhích dần về phương Đông, theo Al Jazeera.

Đây là lần đầu tiên năm đội thuộc Liên đoàn Bóng đá châu Á và châu Phi vượt qua vòng bảng của giải đấu lớn nhất thế giới. Các đội bóng đến từ hai châu lục này đã đánh bại bốn đội xếp hàng đầu thế giới theo thứ hạng của FIFA.

Cameroon đánh bại Brazil xếp hạng số 1, Morocco đánh bại Bỉ xếp thứ 2, Arab Saudi khiến Argentina choáng váng và Tunisia gây sốc cho Pháp.

Ngoài ra, Hàn Quốc đánh bại Bồ Đào Nha xếp thứ 9 và Nhật Bản gián tiếp tiễn đội Đức về nước. Morocco cũng đã tạo chấn động khi đánh bại ứng cử viên cho chức vô địch Tây Ban Nha, cũng như chiến thắng trước Bồ Đào Nha.

Tất cả điều này đều diễn ra tại kỳ World Cup lần đầu tiên được tổ chức tại Trung Đông.
World Cup tai chau A anh 1
Các cổ động viên Saudi Arabia ăn mừng sau chiến thắng 2-1 trước Argentina. Ảnh: Al Jazeera.

Làn gió từ phương Đông​

Những quốc gia châu Á và châu Phi đang nỗ lực củng cố trình độ đội bóng của mình. Các đội tuyển quốc gia sở hữu những cầu thủ đang chơi cho nhiều đội bóng hàng đầu châu Âu, mang lại cho họ cơ hội cọ xát rất giá trị.

Những cầu thủ như Takehiro Tomiyasu của Nhật Bản, Son Heung Min của Hàn Quốc hay người hùng Morocco Achraf Hakimi đã thi đấu với những danh thủ hàng đầu thế giới. Điều này giúp họ trau dồi bản lĩnh và không sợ hãi khi tiến ra trường quốc tế.

“Một trong những vấn đề lớn nhất của đội tuyển quốc gia Nhật Bản trong quá khứ chính là việc họ quá kiêng nể các đối thủ có thứ hạng cao hơn. Điều đó khiến họ phải trả giá đắt”, Dan Orlowitz, phóng viên thể thao cho tờ Japan Times, nói.

“Khi có nhiều cầu thủ chơi ở châu Âu, điều lớn nhất mà Nhật Bản đạt được chính là việc được đối đầu với đẳng cấp thế giới mỗi tuần”, ông nói thêm.
World Cup tai chau A anh 2
Đông đảo người hâm mộ Morocco tại World Cup 2022. Ảnh: Al Jazeera.
Không giống như đội hình tại World Cup 1998, tuyển Nhật Bản tại Qatar có nhiều cầu thủ khởi đầu từ các câu lạc bộ lớn ở châu Âu và chơi cho các giải đấu hàng đầu của UEFA.

“Bạn không cần sợ Đức và Tây Ban Nha nếu đã quen đối đầu với họ ở cấp câu lạc bộ. Sự không sợ hãi đó là một yếu tố quan trọng sau chiến thắng của Nhật Bản”, ông Orlowitz nói.

Điều đó cũng đúng với các quốc gia Arab và châu Phi.

Đội hình của tuyển Morocco có nhiều cầu thủ sinh ra ở nước ngoài nhất tại World Cup. Chính sách hai quốc tịch của Morocco cho phép quốc gia này khai thác những tài năng tốt nhất từ cộng đồng người di cư.

Từ đào tạo trẻ đến cấp câu lạc bộ
Orlowitz tin rằng màn trình diễn của Nhật Bản trước Croatia phản ánh sự phát triển của cấp độ đào tạo cầu thủ trẻ. Nhật Bản thành lập nhiều học viện trẻ “có khả năng thường xuyên sản sinh ra những tài năng đẳng cấp thế giới”.

Một trong sáng kiến quan trọng nhất là “Project DNA” được thành lập bởi J.League nhằm hệ thống hóa các phương pháp tốt nhất, đồng thời đào tạo các huấn luyện viên và nhân viên có thể hỗ trợ những học viện trẻ.

World Cup cũng giúp làm sáng tỏ câu chuyện thành công của Arab Saudi. Hầu hết cầu thủ khiến Argentina choáng váng trong chiến thắng 2-1 đều chơi cho câu lạc bộ Al Hilal. Đội bóng này cũng lọt đến vòng bán kết Club World Cup 2021 trước khi thua Chelsea.
Siêu sao người Bồ Đào Nha Cristiano Ronaldo được đồn đoán sẽ chuyển đến câu lạc bộ Al Nassr, một trong những câu lạc bộ thành công nhất Arab Saudi.

Hàn Quốc cũng được hưởng lợi từ giải đấu quốc nội. K League kết thúc vào đầu năm nay cho phép các cầu thủ tập trung nhiều hơn cho đội tuyển quốc gia.

Trong khi đó, World Cup 2022 trùng với hầu hết giải đấu châu Âu, khiến nhiều đội tuyển quốc gia thậm chí chỉ có 1 tuần tập trung trước khi giải đấu bắt đầu, ví dụ như đội tuyển Anh, theo Athletic.

Sự quan tâm của cổ động viên​

Đồng thời, World Cup lần này cũng chuyển hướng sang phía người hâm mộ phương Đông.

“Khoảng cách và giá cả phù hợp với các nước châu Á đã giúp đưa số người hâm mộ chưa từng có từ lục địa này tới Qatar”, Chelston Pinto, huấn luyện viên thể lực của câu lạc bộ Ấn Độ Bengaluru United, cho biết. Anh đến Qatar tham dự World Cup với tư cách cổ động viên.

“World Cup là một trải nghiệm hiếm có. Tôi chắc chắn rằng người hâm mộ ở châu Á không muốn bỏ lỡ trải nghiệm này”, anh Pinto nói.

Chủ thẻ Hayya có vé xem các trận đấu sẽ không cần thị thực để nhập cảnh vào Qatar. Các chuyến bay rẻ hơn bởi khoảng cách ngắn hơn. Và ngoài ra, phần lớn quốc gia châu Á và châu Phi cũng có quan hệ tốt với Trung Đông.

World Cup tai chau A anh 4
Các cổ động viên Morocco tại Doha. Ảnh: Al Jazeera.
Những điều này đều diễn ra cùng thời điểm các câu lạc bộ lớn ở châu Âu đang ngày càng quan tâm hơn tới thị trường châu Á.

Nguyên nhân là cổ động viên từ các quốc gia không vượt qua vòng loại World Cup vẫn sẽ dõi theo và ủng hộ đội tuyển nào có sự tham gia của những cầu thủ họ yêu thích đang chơi cho các câu lạc bộ nổi tiếng châu Âu.

Đầu năm nay, Manchester United đã tới Thái Lan và Australia, trong khi Liverpool thi đấu với Crystal Palace ở Singapore. Tottenham Hotspur đã đến Hàn Quốc, quê hương của tiền đạo Son Heung Min.

Giới lãnh đạo bóng đá châu Âu dường như cũng nhận ra rằng tương lai của môn thể thao này đang dịch chuyển về phương Đông. Thành công của các đội tuyển châu Á và châu Phi tại Qatar có thể đẩy nhanh quá trình đó.
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom