Bốn điều cần tránh sau khi tiêm vaccine

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Không bôi đắp khoai tây hay lá lên vết tiêm, hạn chế rượu bia, thức ăn dầu mỡ là cách giúp miễn dịch từ vaccine đạt tốt nhất.


Bác sĩ Phạm Hồng Thuyết, Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC, lưu ý bốn điều cần tránh sau tiêm vaccine dưới đây:

Tránh chất kích thích

Sau tiêm chủng, đồ uống có chất kích thích như: bia, rượu, caffeine... cần hạn chế. Lý do, các loại thức uống này gây ra tình trạng nôn nao, mệt mỏi, đau đầu, dễ nhầm lẫn hoặc che lấp phản ứng sau tiêm, gây khó theo dõi. Ngoài ra, uống bia, rượu gây mất nước, làm trầm trọng thêm các tác dụng phụ sau tiêm.

Một số bằng chứng cho thấy uống rượu làm căng thẳng hệ thống miễn dịch hoặc khiến phản ứng miễn dịch suy yếu. Uống nhiều rượu cũng có thể làm rối loạn giấc ngủ, gây thiếu ngủ.



Cần hạn chế uống bia, rượu... sau tiêm vaccine. Ảnh: Pixel


Không đắp chanh, khoai tây lên vị trí tiêm

Nhiều phụ huynh đắp lá, khoai tây, chanh thái lát hoặc lòng trắng trứng gà... lên vết tiêm để mong nhanh hết sưng đỏ, cứng, giảm sốt. Thực tế, cách này không có tác dụng giảm sưng vết tiêm, ngược lại có nguy cơ gây nhiễm trùng.

Bác sĩ Thuyết cho biết hiện tượng sưng, đỏ, cứng tại vị trí tiêm là phản ứng hết sức bình thường. Nếu phụ huynh vẫn lo lắng trẻ khó chịu, có thể chườm lạnh để giảm sưng. Cách thực hiện: bọc đá vào một chiếc khăn mỏng để chườm, không áp đá lạnh trực tiếp vào da.

Nếu trẻ sốt có thể uống thuốc hạ sốt, mặc đồ thoáng mát để tạo sự thoải mái. Trường hợp vết tiêm có dấu hiệu sưng cứng lan rộng, cần nhanh chóng liên hệ bác sĩ hoặc trung tâm tiêm chủng.

Không ăn thức ăn nhanh

Sau khi tiêm chủng, người tiêm cần tránh thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng và món chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, thịt xông khói... Những món ăn này chứa thường chứa nhiều đường, muối, chất phụ gia, chất béo bão hòa làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây hại sức khỏe.

Nhiều người cho rằng sau tiêm vaccine cần kiêng đồ nếp. Hiện chưa có cơ sở khoa học kiểm chứng về ảnh hưởng của đồ nếp lên vết tiêm. Gạo nếp gây no lâu, khó tiêu, không phù hợp với trẻ nhỏ, người già, người mới ốm dậy, đau dạ dày.

Hạn chế vận động mạnh

Những hoạt động vận động thể chất sau khi tiêm vaccine thường an toàn. Một số bằng chứng cho thấy hoạt động thể chất sau khi tiêm vaccine có thể thúc đẩy phản ứng miễn dịch của cơ thể. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi hay không đủ sức khỏe nên nghỉ ngơi vài ngày, hạn chế vận động mạnh hoặc thử một số bài tập nhẹ nhàng như đi bộ.



Đắp chanh, khoai tây lên vết tiêm có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng. Ảnh: Pixel


Sau tiêm, cơ thể có thể bị sốt, dễ gây mất nước. Người tiêm nên bổ sung đủ hai lít nước một ngày, nên uống từ từ, chia nhỏ lượng uống, có thể sử dụng nước chanh, nước cam để cung cấp thêm vitamin C, A.

Về dinh dưỡng, chế độ ăn nên đầy đủ và đa dạng thực phẩm: nhóm chất thịt, cá trứng sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt; thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi. Nếu bạn buồn nôn và chán ăn sau tiêm, nên dùng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo thịt bằm với đậu xanh và chia nhỏ bữa.

Sau tiêm , cơ thể sẽ có các phản ứng tại chỗ và toàn thân thông thường như ngứa, đau, sưng, đỏ tại chỗ tiêm, sốt dưới 39 độ C, khó chịu, mệt mỏi, chán ăn. Trường hợp sốt nhẹ, có thể dùng thuốc hạ sốt theo đơn hoặc thuốc hạ thông thường (paracetamol).

Với trẻ nhỏ, gia đình không dùng aspirin, các thuốc ho và hạ sốt khác khi không có chỉ định của bác sĩ. Phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám nếu con sốt trên 38,5 độ C và không có dấu hiệu đáp ứng thuốc hạ sốt, kéo dài trên 2 ngày, co giật, khó thở, tím tái...

Mộc Thảo

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom