Chiều 28/6, với 463/464 đại biểu có mặt tán thành, không có đại biểu nào không tán thành, 1 đại biểu không biểu quyết, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ.
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ vừa được Quốc hội thông qua có 2 điều: Điều 1: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; Điều 2: Hiệu lực thi hành. Luật có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025.
Bổ sung cảnh vệ đối với Thường trực Ban Bí thư, Viện trưởng Viện KSND tối cao và Chánh án TAND tối cao
Theo quy định tại luật sửa đổi, ngoài các đối tượng cảnh vệ thuộc nhóm con người hiện nay, 3 đối tượng cảnh vệ được bổ sung gồm Thường trực Ban Bí thư, Viện trưởng Viện KSND tối cao và Chánh án TAND tối cao.
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý luật về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, quá trình xây dựng luật, nhiều ý kiến nhất trí bổ sung 3 đối tượng cảnh vệ như đã nêu. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị cân nhắc việc bổ sung Thường trực Ban Bí thư vì hiện nay đã có đối tượng cảnh vệ là Uỷ viên Bộ Chính trị.
Các đại biểu bấm nút thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ.
Giải trình việc này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc quy định đối tượng cảnh vệ là người giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo chủ chốt, lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam theo hướng liệt kê là thống nhất với nội dung tại kết luận số 35. Theo kết luận này, lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam gồm Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư…
Luật hiện hành đã quy định người giữ chức vụ, chức danh Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng là đối tượng cảnh vệ và một người hưởng nhiều chế độ cảnh vệ khác nhau thì người đó được hưởng chế độ cảnh vệ ở mức cao nhất. Do đó, luật sửa đổi, bổ sung người giữ chức vụ, chức danh Thường trực Ban Bí thư là đối tượng cảnh vệ phù hợp và không mâu thuẫn với quy định tại quy chế làm việc của Ban Bí thư.
Bộ trưởng Bộ Công an quyết định áp dụng biện pháp cảnh vệ khi cần thiết
Cũng theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, trong trường hợp cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm công tác đối ngoại, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định áp dụng biện pháp cảnh vệ phù hợp đối với đối tượng không thuộc trường hợp quy định tại Luật Cảnh vệ.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ.
Về quy định này, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, bên cạnh việc nhất trí, một số ý kiến đề nghị làm rõ tiêu chí, trường hợp cấp thiết, đánh giá sự tương thích về thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Công an với quy định của Hiến pháp, đề nghị quy định nội dung này trong nghị định của Chính phủ… "Theo quy định của pháp luật thì Bộ trưởng Bộ Công an có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, bao gồm cả biện pháp cảnh vệ để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Do đó, dự thảo luật bổ sung quy định Bộ trưởng Bộ Công an quyết định áp dụng biện pháp cảnh vệ đối với trường hợp không thuộc đối tượng cảnh vệ là phù hợp với thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Công an. Do việc quyết định áp dụng các biện pháp cảnh vệ có liên quan đến việc hạn chế quyền con người, quyền công dân nên cần phải được quy định trong luật là giao Bộ trưởng Bộ Công an quyết định áp dụng biện pháp cảnh vệ, không giao ban hành văn bản quy định chi tiết nội dung này".
Dự thảo luật đã quy định khái quát trường hợp, tiêu chí áp dụng là: “Trong trường hợp cần thiết, để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm công tác đối ngoại” bảo đảm tính linh hoạt để giải quyết các tình huống đột xuất cần triển khai công tác cảnh vệ. Về đề nghị của các cơ quan, cá nhân cụ thể thuộc quy trình, thủ tục ra quyết định áp dụng biện pháp cảnh vệ, để bảo đảm tính linh hoạt nên không quy định cụ thể trong dự thảo luật này.
Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập lực lượng Cảnh vệ của Công an tỉnh, thành phố
Về lực lượng Cảnh vệ, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, hiện nay với số lượng đối tượng cảnh vệ nhiều, tại một số địa phương thường xuyên phải triển khai công tác cảnh vệ như TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số địa phương khác, nên nhu cầu thành lập lực lượng Cảnh vệ của đơn vị thuộc phòng của Công an một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là rất cần thiết, trên cơ sở bố trí, điều chỉnh biên chế quân số hiện có, không làm phát sinh tổ chức, biên chế.
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ lại nội dung quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật Cảnh vệ hiện hành để tạo sự thống nhất ngay trong dự thảo luật và bảo đảm thống nhất với quy định của các luật khác có liên quan. Đồng thời, để bảo đảm linh hoạt, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, tránh phát sinh tăng biên chế, dự thảo luật quy định theo hướng, trong trường hợp cần thiết, căn cứ yêu cầu bảo vệ đối tượng cảnh vệ, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập lực lượng Cảnh vệ của đơn vị thuộc phòng của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như quy định tại khoản 11 Điều 1 dự thảo luật.
Xem tiếp...
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ vừa được Quốc hội thông qua có 2 điều: Điều 1: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; Điều 2: Hiệu lực thi hành. Luật có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025.
Bổ sung cảnh vệ đối với Thường trực Ban Bí thư, Viện trưởng Viện KSND tối cao và Chánh án TAND tối cao
Theo quy định tại luật sửa đổi, ngoài các đối tượng cảnh vệ thuộc nhóm con người hiện nay, 3 đối tượng cảnh vệ được bổ sung gồm Thường trực Ban Bí thư, Viện trưởng Viện KSND tối cao và Chánh án TAND tối cao.
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý luật về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, quá trình xây dựng luật, nhiều ý kiến nhất trí bổ sung 3 đối tượng cảnh vệ như đã nêu. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị cân nhắc việc bổ sung Thường trực Ban Bí thư vì hiện nay đã có đối tượng cảnh vệ là Uỷ viên Bộ Chính trị.
Các đại biểu bấm nút thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ.
Giải trình việc này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc quy định đối tượng cảnh vệ là người giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo chủ chốt, lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam theo hướng liệt kê là thống nhất với nội dung tại kết luận số 35. Theo kết luận này, lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam gồm Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư…
Luật hiện hành đã quy định người giữ chức vụ, chức danh Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng là đối tượng cảnh vệ và một người hưởng nhiều chế độ cảnh vệ khác nhau thì người đó được hưởng chế độ cảnh vệ ở mức cao nhất. Do đó, luật sửa đổi, bổ sung người giữ chức vụ, chức danh Thường trực Ban Bí thư là đối tượng cảnh vệ phù hợp và không mâu thuẫn với quy định tại quy chế làm việc của Ban Bí thư.
Bộ trưởng Bộ Công an quyết định áp dụng biện pháp cảnh vệ khi cần thiết
Cũng theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, trong trường hợp cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm công tác đối ngoại, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định áp dụng biện pháp cảnh vệ phù hợp đối với đối tượng không thuộc trường hợp quy định tại Luật Cảnh vệ.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ.
Về quy định này, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, bên cạnh việc nhất trí, một số ý kiến đề nghị làm rõ tiêu chí, trường hợp cấp thiết, đánh giá sự tương thích về thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Công an với quy định của Hiến pháp, đề nghị quy định nội dung này trong nghị định của Chính phủ… "Theo quy định của pháp luật thì Bộ trưởng Bộ Công an có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, bao gồm cả biện pháp cảnh vệ để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Do đó, dự thảo luật bổ sung quy định Bộ trưởng Bộ Công an quyết định áp dụng biện pháp cảnh vệ đối với trường hợp không thuộc đối tượng cảnh vệ là phù hợp với thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Công an. Do việc quyết định áp dụng các biện pháp cảnh vệ có liên quan đến việc hạn chế quyền con người, quyền công dân nên cần phải được quy định trong luật là giao Bộ trưởng Bộ Công an quyết định áp dụng biện pháp cảnh vệ, không giao ban hành văn bản quy định chi tiết nội dung này".
Dự thảo luật đã quy định khái quát trường hợp, tiêu chí áp dụng là: “Trong trường hợp cần thiết, để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm công tác đối ngoại” bảo đảm tính linh hoạt để giải quyết các tình huống đột xuất cần triển khai công tác cảnh vệ. Về đề nghị của các cơ quan, cá nhân cụ thể thuộc quy trình, thủ tục ra quyết định áp dụng biện pháp cảnh vệ, để bảo đảm tính linh hoạt nên không quy định cụ thể trong dự thảo luật này.
Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập lực lượng Cảnh vệ của Công an tỉnh, thành phố
Về lực lượng Cảnh vệ, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, hiện nay với số lượng đối tượng cảnh vệ nhiều, tại một số địa phương thường xuyên phải triển khai công tác cảnh vệ như TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số địa phương khác, nên nhu cầu thành lập lực lượng Cảnh vệ của đơn vị thuộc phòng của Công an một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là rất cần thiết, trên cơ sở bố trí, điều chỉnh biên chế quân số hiện có, không làm phát sinh tổ chức, biên chế.
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ lại nội dung quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật Cảnh vệ hiện hành để tạo sự thống nhất ngay trong dự thảo luật và bảo đảm thống nhất với quy định của các luật khác có liên quan. Đồng thời, để bảo đảm linh hoạt, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, tránh phát sinh tăng biên chế, dự thảo luật quy định theo hướng, trong trường hợp cần thiết, căn cứ yêu cầu bảo vệ đối tượng cảnh vệ, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập lực lượng Cảnh vệ của đơn vị thuộc phòng của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như quy định tại khoản 11 Điều 1 dự thảo luật.
Xem tiếp...