Bộ 3 ICBM của Liên Xô từng khiến Mỹ không thể khơi mào chiến tranh hạt nhân

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Thế nhưng, Quân đội Liên Xô thời điểm đó sở hữu những loại vũ khí mà Mỹ và NATO không thể ngăn chặn, khiến Mỹ không thể khơi mào chiến tranh hạt nhân.

Vậy chúng là những loại vũ khí nào?


Không nơi nào ở Mỹ còn được an toàn


RS-10 được biết tới là dòng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) lớn nhất trong lịch sử chế tạo vũ khí của Liên Xô. Bắt đầu được trang bị từ cuối thập niên 1960, RS-10 có thể mang theo đầu đạn có sức công phá hơn 1,1 Megaton (1,1 triệu tấn thuốc nổ TNT) với tầm bắn đạt tới 10.500km.


 
Một vấn đề đặt ra đối với các nhà khoa học Liên Xô thời điểm đó là Mỹ đã sở hữu hệ thống phòng thủ tên lửa có khả năng đánh chặn các mục tiêu đơn lẻ nên phải tìm ra phương án xuyên thủng “lá chắn tên lửa” của Washington. Và phương án tìm ra chính là giảm lượng nổ của các đầu đạn, nhưng tăng số lượng chúng lắp đặt trên ICBM.


Khi đầu đạn hồi quyền, chúng giải phóng số lượng lớn đầu đạn và mồi bẫy khiến hệ thống phòng thủ tên lửa không thể ngăn chặn triệt để. Đây chính là tiền đề để dòng ICBM RS-16 ra đời sau đó.


RS-16A có kích thước tương đương RS-10 và có thể sử dụng chung giếng phóng cố định. Tuy nhiên, RS-16A lại có thể mang theo 4 đầu đạn 0,5-0,75 Megaton. Khi được sử dụng, mỗi ICBM RS-16A tạo ra khả năng công phá tương đương 200 quả bom hạt nhân được Mỹ ném xuống Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Tầm bắn của tên lửa được xác định khoảng 11.000km và có thể tấn công tới bất kỳ thành phố nào trên lãnh thổ Mỹ.


Trên cơ sở RS-16A, Liên Xô đã tiếp tục cho ra đời phiên bản nâng cấp RS-16B cải thiện khoảng 2,5 lần tính năng chiến đấu, đặc biệt là độ chính xác. Cơ cấu dẫn đường quán tính, bản đồ hình sao giúp RS-16B có quỹ đạo bay ổn định và chính xác hơn. Đặc biệt, RS-16B còn có khả năng tự lập trình lại quỹ đạo khi đã rời bệ phóng và tự động tìm mục tiêu kể cả khi trung tâm chỉ huy đã bị phá hủy. Tính tới đầu thập niên 1980, Liên Xô đã chế tạo khoảng 150 tên lửa RS-16B.


Vũ khí được thiết kế chống lại “lá chắn tên lửa”


Trung đoàn ICBM RS-18A đầu tiên được Liên Xô đưa vào trang bị từ giữa thập niên 1970. Điểm đặc biệt của RS-18A là nó mang theo tới 6 đầu đạn có sức công phá 0,75 Megaton và khả năng xuyên thủng lá chắn tên lửa của Mỹ. Với tầm bắn 10.000km, RS-18A được giới chức quân sự Mỹ đánh giá là đặc biệt nguy hiểm. Chỉ cần 1 tên lửa RS-18A vượt qua lá chắn tên lửa sẽ tạo ra sự hủy diệt vô cùng khủng khiếp.


 
Tới cuối thập niên 1970, Liên Xô giới thiệu phiên bản RS-18B. Nó là phiên bản đơn giản hóa của mẫu RS-18A với động cơ, hệ thống điều khiển, thiết bị chiến đấu đơn giản hơn. Tính tới khi Liên Xô tan vỡ, đã có tới 350 tên lửa RS-18B được chế tạo. RS-18B vẫn được Quân đội Nga sử dụng. Nó đã tham gia quá trình thử nghiệm thiết bị lượn siêu vượt âm Avangard. Ít nhất có một trung đoàn RS-18B mang thiết bị Avangard đã được đưa vào trang bị.


Đánh giá về RS-18B, nguyên Tư lệnh Lực lượng Tên lửa chiến lược Nga, Sergei Karakaev nhấn mạnh, dòng ICBM chế tạo từ thời Liên Xô vẫn chứng minh được độ tin cậy và được sử dụng cùng với các loại vũ khí siêu vượt âm tương lai.


Xứng danh “Quỷ Satan”


RS-20A ra mắt vào tháng 12-1975. Nó được coi là dòng ICBM mạnh mẽ nhất loài người từng phát triển. Trên thế giới, RS-20A được biết đến nhiều hơn với biệt danh “Quỷ Satan” theo định danh của NATO.


RS-20A được thiết kế để phá hủy mọi loại mục tiêu. Nó có 3 phiên bản chính, phân biệt theo khối lượng đầu đạn mang theo, gồm: Đầu đạn khối lớn có sức công phá 20 Megaton hoặc 8 đầu đạn riêng lẻ 1,3 Megaton.


 
Dù đã là vũ khí hủy diệt không thể ngăn chặn, Liên Xô sau đó tiếp tục phát triển biến thể RS-20B với khả năng mang 10 đầu đạn 1 Megaton để tăng cường khả năng tấn công các mục tiêu quan trọng ngầm dưới lòng đất hoặc boong ke kiên cố. RS-20B cũng được đơn giản hóa trong chế tạo, khả năng dẫn đường chính xác hơn và đầu đạn tự cơ động quỹ đạo giúp tăng hiệu quả và phạm vi hủy diệt.


Hiện tại, Quân đội Nga duy trì phiên bản RS-20V với những cải tiến giảm thời gian chuyển đổi trạng thái chiến đấu và tăng độ chính xác. ICBM RS-20V đang được Quân đội Nga thay thế dần bằng RS-28 Sarmat với tính năng và tầm bắn hiệu quả hơn.


TUẤN SƠN (tổng hợp)


* Mời bạn đọc vào chuyên mục Quân sự thế giới xem các tin, bài liên quan.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom