Bị viêm da dị ứng nên ăn gì?

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Tôi mắc bệnh viêm da dị ứng, dễ bị ngứa, nổi mẩn đỏ khi tiếp xúc cây cỏ hoặc thay đổi thời tiết, nên ăn gì để cải thiện? (Thúy An, Đồng Nai)


Trả lời:

Người bị viêm da dị ứng (chàm cơ địa hay chàm thể tạng) dễ bị ngứa, mẩn đỏ, da thô ráp, bong tróc, có thể xuất hiện mảng da tối màu, đỏ hoặc nâu xám, nổi mụn nước nhỏ, chảy dịch khi bị vỡ. Tình trạng dẫn đến nguy cơ xuất hiện biến chứng như nhiễm trùng da, sốt, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, mất ngủ, chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, căng thẳng, trầm cảm.

Bệnh viêm da dị ứng có thể xảy ra với mọi độ tuổi, giới tính. Người bệnh nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng.

Chế độ dinh dưỡng của bạn cần cân bằng các nhóm dưỡng chất thiết yếu (bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất). Bạn cũng nên bổ sung thêm thực phẩm giàu chất chống viêm, chống oxy hóa như omega-3, polyphenol hỗ trợ cải thiện bệnh, nâng cao hiệu quả điều trị.

Thực phẩm giàu omega-3 như các loại cá béo (cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ), các loại hạt (hạt hạnh nhân, hạt hướng dương, hạt óc chó, hạt chia, hạt điều, hạt dẻ cười) hỗ trợ giảm sản xuất eicosanoids và cytokine - các chất thúc đẩy phản ứng viêm trong cơ thể. Từ đó người bệnh giảm nhẹ triệu chứng do hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, trong đó có bệnh viêm da dị ứng. Axit béo EPA là loại omega-3 phổ biến, có thể ức chế quá trình giải phóng chất ăn mòn collagen trong da, góp phần bảo vệ và cải thiện sức khỏe làn da.

Thực phẩm giàu polyphenol như (cải bó xôi, cải xoăn, cải xanh), trái cây mọng nước (dâu tây, cherry, việt quất, mâm xôi), trái cây có múi (cam, quýt, bưởi, chanh). Chúng có tác dụng giảm viêm, góp phần chống lại tác nhân bên ngoài như virus, vi khuẩn, nấm, khói bụi gây tổn hại đến da. Các hợp chất polyphenol hỗ trợ phục hồi làn da bị tổn thương, giảm tác hại từ các gốc tự do và tình trạng stress oxy hóa.

Người bệnh nên hạn chế thực phẩm giàu carbohydrate tinh chế (bánh mì trắng, các loại bánh kẹo và nước ngọt), chứa nhiều chất béo (gà rán, khoai tây chiên, bơ thực vật, mỡ động vật), thịt đỏ (heo, bò, cừu, dê), đồ chế biến sẵn (cá hộp, xúc xích xông khói, thịt muối). Những thực phẩm này thúc đẩy phản ứng viêm trong cơ thể, gây kích ứng da, nguy cơ khiến bệnh tăng nặng hoặc biến chứng.

Người bệnh nên uống đủ nước, ngủ đủ giấc, không ăn thực phẩm có tiền sử bị dị ứng, hạn chế hoặc tránh tiếp xúc với yếu tố nguy cơ khiến bệnh bùng phát như lông thú cưng, phấn hoa, khói bụi, mỹ phẩm hoặc hóa chất tẩy rửa.

Bổ sung một số tinh chất thiên nhiên như sakura (chiết xuất hoa anh đào), pomegranate (chiết xuất lựu đỏ), p.leucotomos (chiết xuất cây dương xỉ), l-glutathione... hỗ trợ kháng viêm, giảm kích ứng da, tăng cường miễn dịch và cải thiện sức khỏe .

Bác sĩ Trần Thị Trà Phương
Khoa Dinh dưỡng Tiết chế, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Độc giả đặt câu hỏi về dinh dưỡng để bác sĩ giải đáp

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom