Bị suy giáp có mang thai được không?

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Tôi mắc bệnh suy giáp đang điều trị, tình trạng ổn định. Hiện tôi muốn mang thai thì có ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi không? (Quỳnh Hoa, 33 tuổi)


Trả lời:

Suy giáp là tình trạng tuyến giáp không sản sinh đủ hormone, ảnh hưởng đến các mô và cơ quan trong cơ thể. Suy giáp ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, rụng trứng, dẫn đến các vấn đề sinh sản, giảm khả năng thụ thai.

Phụ nữ mắc bệnh suy giáp vẫn khả năng mang thai và sinh con khi kiểm soát, điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ. Hầu hết thuốc suy giáp đều an toàn cho thai nhi. Do đó, trong quá trình mang thai, người bệnh có thể yên tâm tiếp tục điều trị suy giáp. Bạn mắc bệnh suy giáp đã điều trị ổn định. Trước khi quyết định mang thai, bạn nên tái khám để bác sĩ tư vấn nhằm kiểm soát tốt các vấn đề có thể phát sinh do bệnh gây ra.

Nếu thai phụ mắc bệnh suy giáp không được điều trị thì khả năng cao gặp các biến chứng như thiếu máu, huyết áp cao, tiền sản giật, sẩy thai, thai chết lưu, sinh non, sinh con nhẹ cân... Những biến chứng này thường xảy ra khi suy giáp nghiêm trọng. Trong những trường hợp ít gặp, bệnh cũng gây suy tim và làm tăng nguy cơ tử vong khi mang thai.

Hormone rất quan trọng để phát triển não ở thai nhi. Thai phụ bị suy giáp không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến thai nhi theo nhiều cách bao gồm chậm phát triển, IQ thấp, có các vấn đề về thính giác, suy giảm nhận thức, giảm khả năng vận động, cân nặng khi sinh thấp. Bệnh cũng dẫn đến các biến chứng gây tử vong cho thai nhi. Tuy nhiên, nếu phát hiện và điều trị sớm, những bất thường này phần lớn có thể được ngăn chặn.



Điều dưỡng đo huyết áp cho người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Ảnh minh họa: Bệnh viện cung cấp


Có nhiều nguyên nhân gây ra suy giáp, phổ biến nhất là viêm giáp Hashimoto. Ở người mắc bệnh viêm giáp Hashimoto, hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể tấn công tuyến giáp, gây viêm và tổn thương tuyến giáp khiến tạo ra ít hormone hơn bình thường.

Suy giáp cũng có thể là hậu quả của điều trị cường giáp bằng iốt phóng xạ, thuốc kháng giáp hoặc phẫu thuật. Một số nguyên nhân khác như thiếu iốt trong chế độ ăn hàng ngày, suy giáp bẩm sinh, suy giáp phát sinh sau khi mắc bệnh ở tuyến yên hoặc vùng dưới đồi,

gồm cảm thấy mệt mỏi, không thể chịu được nhiệt độ lạnh, giọng khàn, sưng mặt, tăng cân, táo bón, thay đổi da và tóc. Người bệnh có thể bị nhịp tim chậm, chuột rút cơ bắp, giảm khả năng tập trung, giảm trí nhớ, rối loạn kinh nguyệt.

Suy giáp nhẹ thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng không đặc trưng. Phụ nữ mang thai xuất hiện dấu hiệu của suy giáp, tiền sử mắc bệnh này hoặc có các vấn đề khác liên quan đến hệ thống nội tiết nên xét nghiệm hormone tuyến giáp.

ThS.BS.CKI Đỗ Trúc Anh
Khoa Nội tiết - Đái tháo đường
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM


Độc giả đặt câu hỏi bệnh nội tiết để bác sĩ giải đáp

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom