Béo phì làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng thế nào

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Chất béo dư thừa gây viêm, làm tăng lượng insulin trong máu và nồng độ protein IGF-1, cản trở hoạt động của ruột, có thể thúc đẩy tế bào ung thư đại trực tràng.


Ung thư đại trực tràng là tình trạng các tế bào ung thư hình thành trong niêm mạc đại tràng hoặc trực tràng. Béo phì là sự tích tụ mỡ quá mức hoặc phân bổ mỡ bất thường trong cơ thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tình trạng này được đánh giá thông qua chỉ số khối cơ thể (BMI) và chu vi vòng eo (WC).

"Người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc ung thư đại tràng cao hơn 30% so với người bình thường", Thạc sĩ, bác sĩ Đào Trần Tiến, Phó khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội nói. Bác sĩ giải thích thêm béo phì ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ miễn dịch, thúc đẩy tế bào thoái hóa thành ung thư ác tính. Khi chức năng miễn dịch suy giảm, cơ thể dễ bị tế bào ung thư tấn công.



Bác sĩ Tiến khám và tư vấn cho người bệnh. Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh


Chất béo dư thừa có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin, thúc đẩy cơ thể sản xuất nhiều insulin hơn. Insulin là yếu tố tăng trưởng quan trọng của các tế bào trong đại tràng. Lượng lớn insulin trong máu kích thích sự phát triển của tế bào khối u, dẫn đến .

Khi cơ thể sử dụng insulin không đúng cách, lượng đường trong máu tăng còn gây căng thẳng oxy hóa và viêm. Các yếu tố này có thể làm hỏng thành phần tế bào trong đại tràng, góp phần chuyển đổi tế bào thành ung thư, thúc đẩy tế bào ung thư đại tràng phát triển và di căn. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng nhiều insulin hơn, cơ thể sản xuất lượng lớn protein IGF-1. Loại protein này có khả năng đẩy mạnh sự phát triển của khối u và các mạch máu mới nuôi dưỡng tế bào ung thư, tạo điều kiện cho ung thư phát triển.

Người béo phì thường có nhiều mỡ vùng bụng. Mỡ bụng là lớp mỡ dưới da hoặc mỡ nội tạng, bao nhiều cơ quan nội tạng trong bụng, có thể sản sinh ra nhiều hormone và cytokine gây viêm. Theo bác sĩ Tiến, tình trạng viêm lâu dài kết hợp nồng độ IGF-1 cao tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ung thư đại trực tràng. Mỡ thừa còn giải phóng nhiều hormone adipokine - yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng của tế bào, trong đó có các tế bào ung thư đại trực tràng.

Mặt khác, chế độ ăn nhiều chất béo cản trở hoạt động bình thường của ruột, làm tăng áp lực lên ruột, thúc đẩy vi khuẩn có hại phát triển. Từ đó, quá trình tiêu hóa thực phẩm chậm hơn, tăng thời gian tiếp xúc giữa các chất gây ung thư trong thực phẩm với niêm mạc đại tràng. Người béo phì ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh, lười vận động, uống nhiều bia rượu, dễ làm tăng tình trạng viêm, ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, có nguy cơ ung thư cao hơn.

Ung thư ở giai đoạn sớm thường ít có biểu hiện triệu chứng đặc hiệu. Bệnh tiến triển có các dấu hiệu như đi ngoài ra máu tươi hoặc máu đen, đi ngoài phân đen, thay đổi khuôn phân, phân nhỏ hơn bình thường, đau chướng bụng về đêm, khó tiêu, mệt mỏi, suy nhược, giảm cân bất thường... Người có nguy cơ cao ung thư đại trực tràng cao khi cha mẹ và anh chị em ruột mắc bệnh này, người lớn tuổi (trên 50), người thường xuyên hút thuốc lá, thừa cân, béo phì.

Để kiểm soát cân nặng và lượng mỡ thừa, giảm nguy cơ ung thư, bác sĩ Tiến khuyến cáo duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế thịt đỏ và thức ăn chế biến sẵn. Tăng cường rau xanh, củ quả tươi, cá, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua. Tập thể dục thường xuyên để duy trì cân nặng hợp lý, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Người có yếu tố nguy cơ cao cần lưu ý dấu hiệu bất thường để đi khám. Nội soi đại tràng còn giúp tầm soát hiệu quả, phát hiện ung thư đại trực tràng giai đoạn sớm, tăng tỷ lệ chữa khỏi bệnh.

Mỹ Linh

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiêu hóa để bác sĩ giải đáp

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom