Bệnh thành tích khi cả lớp biết điểm của nhau?

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Tôi không hài lòng khi đi họp phụ huynh cho con, giáo viên lại in một tờ A4 danh sách lớp kèm điểm số từng môn của mỗi học sinh.


Với tư cách là người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và tâm lý, tôi luôn cảm thấy trăn trở về việc tại sao chúng ta cải cách nhiều lần nhưng áp lực không giảm? Khi nhìn sâu hơn, tôi thấy vẫn còn quá nặng về thành tích học tập và việc truyền đạt quá nhiều kiến thức lý thuyết, mà thiếu đi những yếu tố thực hành, thực nghiệm.

Bên cạnh đó, tôi thường đặt ra vấn đề liệu có cần công khai danh tính các thủ khoa, học sinh giỏi? Và việc công khai điểm số của tất cả học sinh trong nhà trường có phải là cách tốt để khuyến khích các em học tập tốt hơn, hay nó lại trở thành một áp lực?

Tại Mỹ, việc công khai điểm số của học sinh là điều không được phép. Chỉ học sinh đó biết điểm số của mình, việc các em có chia sẻ với ai khác hay không đó là quyền của mỗi học sinh. Khi đi họp phụ huynh, phụ huynh cũng nhận được phiếu điểm của chính con mình mà thôi, không có việc in một tờ A4 danh sách lớp kèm điểm số từng môn của mỗi học sinh trong lớp ra và phát cho mọi người.

Tại Trung Quốc, trong kỳ thi Cao Khảo (kỳ thi xét tuyển Đại học), một trong những kỳ thi khốc liệt nhất của học sinh nước này, nếu thí sinh đạt được thứ hạng cao, chẳng hạn lọt top 50 của tỉnh, thì em đó không thể tra cứu điểm thi của mình vì... bị chặn. Điểm số của những thí sinh này sẽ được công bố sau cho riêng em đó.

>>

Mục đích của việc chặn kết quả thi đại học của thí sinh điểm cao trước hết là để tránh sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các trường đại học trong việc giành nguồn học sinh chất lượng cao. Nó có thể thúc đẩy công bằng giáo dục và trao quyền lực chọn cho thí sinh.

Ngoài ra, Bộ Giáo dục Trung Quốc cũng không cho phép quảng bá về thủ khoa các tỉnh hay sử dụng "thí sinh đứng đầu kỳ thi đại học" như một công cụ quảng cáo. Điều này cũng liên quan đến sự cạnh tranh giữa các trường học, vì một số trường đã dùng những thí sinh đạt điểm cao như chiêu trò quảng cáo.

Ở một mặt khác, việc này còn ngăn chặn việc quảng cáo, tâng bốc quá mức, ảnh hưởng đến nhận thức của thí sinh về bản thân, giúp các em hiểu được rằng việc học cần từng bước từng bước tích lũy. Nếu chỉ vì chút thành tích này mà các em ôm lòng tự mãn, vậy chắc chắn là lợi bất cập hại.

Việc hạn chế thông tin về kết quả, điểm số và xem đây như một thông tin cá nhân cần được bảo mật sẽ giúp giảm bớt "bệnh thành tích" hiện nay trong giáo dục. Thay vào đó, chúng ta cần tập trung vào việc tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh, khuyến khích học sinh phát triển toàn diện, thay vì chỉ chú trọng vào thành tích.

An An

  • Xếp hạng điểm số khiến tôi không còn bị so sánh với 'con nhà người ta'
  • Động lực ảo từ việc xếp thứ hạng học sinh theo điểm số
  • Tôi không bao giờ cho con học bài sau 22h
  • Con cháu nhà tôi học hành nhàn hạ nhưng chẳng ai dốt
  • Hai giờ sáng học sinh của tôi vẫn hỏi bài
  • 'Học thêm tối ngày mới đỗ Thủ khoa'

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom