Bến Tre hiện thực hóa khát vọng đột phá và tín hiệu vui bước đầu

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Thích ứng, thuận thiên…

Bến Tre được hợp thành 3 cù lao lớn, đó là cù lao Minh, cù lao Bảo và cù lao An Hoá và do phù sa của 4 nhánh sông lớn của dòng Cửu Long bồi tụ, bao gồm sông Cổ Chiên 82km, Hàm Luông dài 71km, Ba Lai 59km và sông Tiền 83km.

Bến Tre hiện thực hóa khát vọng đột phá và tín hiệu vui bước đầu -0

Giống sầu riêng Monthoong và Ri6 của Bến Tre vừa được bảo hộ chỉ dẫn địa lý toàn quốc.


Thiên nhiên ban tặng cho xứ Dừa những dãy đất phù sa màu mỡ, cây trái sum suê 4 mùa là thế tuy nhiên, trong khoảng 10 năm gần đây, BĐKH đi kèm theo nhiều hiện tượng, trong đó diễn biến sạt lở hết sức phức tạp, đáng lo ngại, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân. Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn tỉnh có 112 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển, với tổng chiều dài khoảng 134km. Đáng chú ý khi mức độ sạt lở ở nhiều điểm có xu hướng ngày càng nghiêm trọng hơn; trong khi kinh phí đầu tư công trình khắc phục sạt lở rất lớn, nguồn lực của tỉnh còn khó khăn nên chưa xử lý hết các “điểm nóng” sạt lở.

Xác định là một trong những địa phương dễ tổn thương do các tác động của BĐKH, trong đó xu hướng xâm nhập mặn, triều cường, sạt lở bờ sông, bờ biển gia tăng trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã và đang là thách thức lớn, Bến Tre đã xây dựng đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn theo hướng tổ chức sắp xếp lại khu dân cư, di dời dân cư ra khởi các khu vực có nguy cơ sạt lở; kết hợp với tái định cư, ổn định đời sống cho người dân.

Về lâu dài, để thích ứng với những diễn biến khó lường của BĐKH, đặc biệt để trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước vào năm 2030, Bến Tre đã mạnh dạn đưa vào quy hoạch nhiều mục tiêu, điểm nhấn táo bạo, trong đó có khu vực lấn biển… Ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết, điểm nhấn quy hoạch của tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là phát triển về hướng Đông. Và trong định hướng phát triển về hướng Đông có điểm nhấn là khu lấn biển...

Bến Tre hiện thực hóa khát vọng đột phá và tín hiệu vui bước đầu -0

Nhiều người dân ven biển huyện Thạnh Phú đang đi đúng hướng với mô hình nuôi tôm công nghệ cao.


“Trên diện tích 50.000ha có được do lấn biển, tỉnh sẽ phát triển các khu-cụm công nghiệp, đô thị, các dự án điện gió, hydrogen xanh,… Ngoài ra, còn thực hiện xây dựng tuyến đường ven biển và cầu Ba Lai (sắp khởi công). Khi hoàn thành sẽ mở ra hành lang mới, một điều kiện mới cho sự phát triển của tỉnh trong tương lai”, lãnh đạo tỉnh Bến Tre kỳ vọng.

Thiên thời, địa lợi, nhân hoà

Thực chất, giải pháp lấn biển để thêm quỹ “đất sạch”, thêm không gian phát triển không phải là việc mới mẽ đối với nhiều địa phương của cả nước. Quá trình “thai nghén” và cho ra đời mục tiêu này, Bến Tre đã có những bước đi rất thận trọng, chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo đủ các cơ sở về thực tiễn khách quan, cơ sở pháp lý, chính trị và các mục tiêu, nhiệm vụ mà tỉnh đã và đang tập trung thực hiện. Tỉnh cũng tham khảo, tranh thủ ý kiến của Trung ương và nhận được sự đồng thuận rất cao.

Trước khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1399/QĐ-TTg ngày 17/11/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bến Tre thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, từng có ý kiến gợi mở tích cực cho tỉnh theo hướng, nếu cần có cơ chế đặc thù để bảo đảm thúc đẩy nhanh các dự án lấn biển đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, tỉnh cần phối hợp với các bộ liên quan xây dựng đề án cụ thể báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định; chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan tổ chức có liên quan xem xét, giải quyết kịp thời, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật, trên tinh thần hỗ trợ tối đa, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực về phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh trong thời gian tới…

Nhận thức giá trị từ thực tiễn, Bến Tre cũng lập đoàn công tác đến Kiên Giang – địa phương thực hiện lấn biển thành công tại nhiều vị trí với tổng diện tích lên đến hàng trăm hécta. Qua đó, lãnh đạo tỉnh Bến Tre đã học tập được nhiều kinh nghiệm hay, giải pháp hữu ích nhất là những kinh nghiệm từ việc thực hiện các dự án lấn biển vào đặc điểm tình hình, thực tiễn của tỉnh.

Bến Tre hiện thực hóa khát vọng đột phá và tín hiệu vui bước đầu -0

Người dân ven biển Bến Tre thu hoạch cua biển.


Người dân tại các huyện biển của xứ Dừa cũng đang rất phấn khởi, trông đợi các dự án lấn biển tại quê mình sớm thành hiện thực bởi đây là dự án, cũng là giải pháp góp phần rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của tỉnh sớm “liền chị, liền em” với các địa phương cùng thuộc ĐBSCL và lân cận.

Lãnh đạo UBND tỉnh Bến Tre cho biết, theo Quyết định số 1399/QĐ-TTg, phương án tổ chức tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội của vùng ven biển phía Đông của tỉnh (gồm huyện Ba Tri, huyện Bình Đại, huyện Thạnh Phú và không gian biển thuộc địa phận tỉnh Bến Tre) sẽ là vùng động lực phát triển của tỉnh, đột phá là các ngành kinh tế biển, ưu tiên phát triển nhiều ngành, lĩnh vực.

Phương án quy hoạch khu vực mở rộng không gian phát triển ven biển với định hướng mở rộng khoảng 50.000ha (trong đó khu vực huyện Thạnh Phú khoảng 15.000 ha, Ba Tri khoảng 14.000 ha và Bình Đại khoảng 21.000 ha), sẽ ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến sâu nông, thủy, hải sản, công nghệ sinh học, dược phẩm, năng lượng tái tạo, dịch vụ logistics, đô thị, thương mại, du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí, văn hóa thể thao, sân golf,...

Niềm vui tiếp nối khi ngày 16/4/2024 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 42/2024/NĐ-CP về hoạt động lấn biển. Nghị định đã nêu rõ nhiều vấn đề có liên quan mà trước đó, những địa phương đang ấp ủ dự án lấn biển như Bến Tre rất quan tâm.

Nhiều chuyên gia có cùng nhìn nhận, so với nhiều tỉnh, thành tại ĐBSCL và của cả nước, Bến Tre vẫn là tỉnh thuần nông; quy mô kinh tế tương đối nhỏ; cả thời gian dài chưa có nhiều đột phá nhất là trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, dám nghĩ dám làm, quyết đi lên từ sức mạnh nội sinh, bám sát thực tiễn, tình hình của địa phương, cùng với đó là thái độ cầu thị, lắng nghe, dồn sức khắc phục những tồn tại, hạn chế,… nhiều mục tiêu đặt ra dần được tỉnh hiện thực hoá.

Cả nước vẫn đang dõi theo và chia sẻ với những tín hiệu lạc quan bước đầu trong công cuộc “Đồng Khởi mới” của xứ Dừa.


Theo các chuyên gia, thực tế nhiều khu lấn biển của Việt Nam thời gian qua chỉ dừng lại ở việc mở mang đất đai, chưa có các mục tiêu khác, trong đó có kiểm soát mực nước triều, chống triều cường, dùng mặt biển làm không gian chứa nước ngọt cung cấp cho dân sinh và phát triển kinh tế ven biển. Từ kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới, trong đó có Hà Lan cho thấy việc xây dựng hệ thống đê biển để trữ nước ngọt và kiểm soát hạn mặn là việc làm cần thiết. Điều này càng trở nên cấp thiết với quốc gia có đường bờ biển dài như Việt Nam và khu vực châu thổ ĐBSCL đang có nguy cơ xâm nhập mặn do BĐKH toàn cầu.


 
Theo các chuyên gia, cần đặc biệt lưu ý khi thực hiện các dự án lấn biển, đó là sự ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, đất ngập nước, biến đổi dòng chảy ở các khu vực gần cửa sông, đời sống của người dân ven biển và đặc biệt là BĐKH trong thế kỷ XXI. Trước khi thực hiện lấn biển, cần nghiên cứu kỹ về tác động biến đổi sinh thái, môi trường, khí hậu, tham khảo ý kiến chuyên môn của các chuyên gia đầu ngành nhằm ngăn chặn những hậu quả xấu có thể xảy ra.



Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom