- Bài viết
- 320
- Xu
- 17,297
Trong kinh của Phật Giáo đại thừa có kể lại khi đức Phật thuyết pháp cho các bồ tát, tì kheo thường có tám loại chúng sinh đến nghe giảng kinh. Kinh Pháp Hoa trong phẩm Đề Bà Đạt Đa có chép:
Thiên long bát bộ, nhân dữ phi nhân, giai dao kiến bỉ Long Nữ thành Phật. (Trong tám loại chúng sinh trên trời, người cũng như không phải người đều thấy được Long Nữ thành Phật)
Lại có câu “Trời, Rồng, A Tu La, Dạ Xoa
Đến nghe Phật Pháp, nên chí Tâm
Ủng hộ Phật Pháp mãi trường tồn
Mỗi mỗi siêng tu lời Phật dạy”.
Thiên Long Bát Bộ là cụm từ chỉ tám bộ chúng sinh, trong đó có loài giống người nhưng không phải người (nhân-phi-nhân) thường đến nghe Phật thuyết giảng trong kinh Đại Thừa. Các loài này đều có nguồn gốc từ tín ngưỡng Ấn Độ giáo. Trước khi Phật giáo ra đời, người dân Ấn Độ đã thờ phụng tám loại thần linh đó rồi. Về sau chúng được kết nạp vào đạo Phật, trở thành các vị thần hộ trì thế gian nhưng vẫn chưa thoát khỏi kiếp luân hồi.
1. Thiên
Đứng đầu trong tám bộ chúng sinh là Thiên, còn gọi là Thiên chúng hay Thiên thần. Trong tiếng Ấn Độ, phiên âm của Thiên là Deva, bao gồm các chúng sinh ở sáu cung trời có thân hình phát hào quang rực rỡ. Deva luôn là nam (dạng nữ của Thiên là Devi) làm thiện, nói thiện, và nghĩ thiện. Chư thiên tuy được hưởng phúc báu to lớn hơn người thường nhưng vẫn nằm trong vòng sinh tử. Trước khi chết, chư thiên sẽ có năm triệu chứng (Thiên nhân ngũ suy) : quần áo mủn nát, hoa trên đầu tàn héo, thân thể bốc mùi, nách đổ mồ hôi, đứng ngồi không yên, đó là thời kỳ đau khổ nhất của chư thiên. Vua trời Đế Thích (Indra) là thủ lĩnh chư thiên.
Tượng Đế Thích (Indra) ở Myanmar
2. Long:
Đứng thứ hai trong tám bộ là rồng, còn gọi là Long chúng hay Long thần.
Trong Ấn Độ giáo, Long chính là Naga, là chủ các loài thuỷ tộc sống ở biển. Loài rồng có vị trí rất quan trọng trong tín ngưỡng Phật giáo và cũng được người dân Ấn Độ tôn sùng. Theo truyền thuyết, rồng của Ấn Độ không có chân nên hình dáng giống loài rắn, nhưng ở đây là loại rắn chúa, rắn thần để phân biệt với rắn thường Sarpa. Nhiều khi rắn Naga còn là loại hổ mang bành bảy đầu. Trong kinh Udana, khi Đức Phật thiền định dưới gốc cây Bồ đề thì trời đất tối sầm, mưa to ập xuống kéo dài suốt bảy ngày liền, lúc đó một con rắn thần tên là Mucalinda xuất hiện quấn quanh đầu ngài, bảo vệ cho đức Thế Tôn khỏi mưa gió. Trong các kinh khác thường xuất hiện rắn thần đến lễ Phật; rắn cũng là sinh vật đầu tiên (ngoài người) quy y Tam bảo. Khi Naga du nhập vào Trung Hoa thì trở thành Long vương và gắn liền với hoàng gia cao quý. Thiên tử mặc áo long bào, ngồi ghế long ỷ, mặt mày gọi là long nhan, thân mình gọi là long thể, đó là bắt nguồn từ sự kính trọng với loài rồng mà ra.
Long thần Naga bảy đầu che cho Đức Phật ngồi thiền
Theo kinh Phật, trong tám loại thần chỉ có Thiên được hưởng phúc vi diệu, và Long có thần nghiệm màu nhiệm nhất, còn sáu loài còn lại tuy có tài biến hóa nhưng tâm chưa đủ tốt. Thế nên Thiên và Long đứng đầu tám bộ chúng sinh, dẫn đến gọi tắt là Thiên Long Bát Bộ.
3. Dạ Xoa
Đứng thứ ba trong Thiên Long Bát Bộ là loài Dạ Xoa. Theo kinh Bi Hoa, Dạ Xoa là một loại quỷ, còn gọi là Dược Xoa, dịch đúng nghĩa là “năng đạm quỷ” – tức là quỷ có thể ăn thịt người. Phiên âm theo Ấn Độ của Dạ Xoa là Yaksha.
Tượng các Dạ Xoa ở chân một ngôi đền. Hình từ trang này
Có lẽ vì ảnh hưởng của truyện thần tiên nên chúng ta thường nghĩ hễ Dạ Xoa là xấu, nhưng trong kinh văn cũng có rất nhiều Dạ Xoa tốt. Có những Dạ Xoa quy y Phật pháp và dùng thần lực bảo vệ con người. Nhiều người quan niệm “Nhiệm vụ của Dạ Xoa bát đại tướng là duy hộ cảnh giới của chúng sinh”.
Dạ Xoa có ba dạng: Không Hành Dạ Xoa (đi trong hư không,) Thiên Hành Dạ Xoa (đi trong cõi trời,) và Địa Hành Dạ Xoa (đi trên mặt đất.) Dạ Xoa nam có tướng mạo vô cùng xấu xí thô kệch, nhưng Dạ Xoa nữ (yakshi) lại thường xinh đẹp và phong nhũ phì đồn. Dù là Dạ Xoa nam hay Dạ Xoa nữ, Dạ Xoa xấu hay Dạ Xoa tốt thì cũng đều thông minh mẫn tiệp và di chuyển nhanh nhẹn nhẹ nhàng.
Dạ Xoa
4. Càn Thát Bà
Đứng thứ tư trong Thiên Long Bát Bộ là Càn Thát Bà, tên tiếng Ấn Độ là Gandharva (nam) và Apsara (nữ.) Càn Thát Bà thường xinh đẹp, giỏi múa hát, không ăn rượu thịt mà chỉ lấy hương thơm để nuôi sống mình, vì thế còn gọi là Nhạc thần hoặc Hương thần. Gandharv trong tiếng Phạn có nghĩa là “biến hoá khôn lường,” ý nói mùi hương và âm nhạc đều mênh mang không đo đếm được. Càn Thát Bà thường gắn bó sinh sống ở nơi có cây cỏ hoa lá, có người cho rằng họ ẩn mình trong mùi thơm của nhị hoa, vỏ cây, nhựa cây. Càn Thát Bà nữ có khả năng thay đổi hình dạng tùy ý, và thường theo hầu cận Thiên thần, hoặc dâng hương, dâng rượu, hoặc ca múa. Vai trò của Càn Thát Bà trong tám bộ là đại diện cho cái đẹp, chăm sóc và mang lại sự thư thái dễ chịu kiểu “bình hoa di động,” gần giống như các nàng nymph của thần thoại Hy Lạp.
Càn Thát Bà cầm vòng hoa bay lượn
5. A Tu La
A Tu La là một hàng thần có nhiều thần thông biến hoá nhưng phúc đức không thể so với Thiên thần (Deva), còn được gọi là Phi Thiên hay Vô Thiện Đẳng. A Tu La trong tiếng Ấn Độ là Asura.
Đặc điểm của A Tu La là tính tình rất hay ghen ghét đố kỵ, kiêu ngạo, đa nghi, đồng thời thích gây chiến và xung đột. A Tu La nam thường xấu xí, A Tu La nữ lại diễm lệ, vì thế A Tu La với Đế Thích đánh nhau liên miên, bên cần rượu ngon, bên đòi gái đẹp. A Tu La đặc biệt tị nạnh với Thiên thần vì cho rằng Phật tổ thiên vị chư thiên. A Tu La chính là ẩn dụ của nhà Phật để nói về tính sân si của con người. A Tu La cũng là biểu trưng cho tính hiếu chiến, hung hăng và là đại diện của những chiến binh.
Người thế tục tham lam quyền lực, hay thù hận thương bị gọi là lửa A Tu La thiêu đốt. Trong mỗi người chúng ta đều có một phần A Tu La…
6 – Khẩn Na La:
Khẩn Na La, tên Ấn Độ Kinnara, là một loại thần kỳ diệu: có lúc nửa người nửa ngựa, có lúc nửa người nửa chim, trên đầu thường có sừng. Kinnara có hình dáng lạ lùng, giống người mà không phải người, khiến ai gặp phải đều ngờ vực không yên, nên còn gọi là Nghi thần (tiếng Phạn: Kim – nghi vấn, nara – người).
Cũng như Càn Thát Bà, Khẩn Na La giỏi tài ca múa và thường trổ tài mua vui cho Đế Thích. Nguồn gốc của vị thần này xuất phát từ bộ tộc Kinnara ở vùng núi Hy Mã Lạp Sơn phủ tuyết giăng mây. Người Ấn Độ cho rằng Kinnara là những sinh linh phi thường, đẹp đẽ, bí ẩn, trú ngụ nơi xa xôi kín đáo. Nam thần là Kinnara, nữ thần là Kinnari. Theo thần thoại, Kinnari có khả năng khiến người ta bị rối loạn tâm trí, thích thú đến mê muội, thậm chí còn quyến rũ Phật tăng, phần nào giống như những cô tiên vùng cao có bùa mê làm lạc lối người phàm. Trong sử thi Mahabharata, Kinnara và Kinnari trọn đời sống trong hoan lạc, là đôi tình nhân thần tiên trẻ mãi không già, luôn say đắm bên nhau.
Khẩn Na La nam và nữ
7. Ca Lâu La:
Đại bàng cánh vàng Ca Lâu La là một loại thần cực mạnh trong Thiên Long Bát Bộ. Ca Lâu La là phiên âm từ Garuda của Ấn Độ. Đại bàng này còn có tên gọi Kim Sí Điểu, là vua các loài chim ở núi Tu Di, trong Ấn Độ giáo nó là vật cưỡi của thần Vishnu.
Đại bàng Ca Lâu La chở thần Vishnu
Theo sử thi Mahabharata, Ca Lâu La có mối thù không đội trời chung với Long thần (Naga) vì rắn đã làm hại mẹ của nó. Trên đường đi cứu mẹ, Ca Lâu La được Đế Thích hứa cho dùng loài rồng-rắn làm đồ ăn vĩnh viễn. Mỗi ngày Ca Lâu La phải ăn một con rồng lớn (long vương) hoặc năm trăm con rồng nhỏ. Ngoài ra Ca Lâu La còn nuốt hết những phiền não, ma chướng của con người.
Đại bàng Ca Lâu La có bảo tướng trang nghiêm, sải cánh dài 336 vạn dặm. Tới lúc mệnh tận, trong ruột đầy chất độc do rồng rắn nhả ra, Ca Lâu La liền bay tới đỉnh Kim Cang Luân để tự thiêu, thân mình chỉ còn trái tim xanh biếc.
Tranh dân gian Ấn: Garuda xơi một con rồng
8. Ma Hầu La Già
Thần rắn Ma Hầu La Già (Mahoraga trong tiếng Ấn Độ) là một con rắn lớn, còn gọi là Đại Mãng Xà hay Địa Long để phân biệt với loài rắn biển Naga. Cũng có khi Ma Hầu La Già được khắc hoạ với hình tượng đầu người mình rắn. Theo kinh Lăng Nghiêm, Ma Hầu La Già “thuộc loại bò sát; vì ngu si độc ác nên tự chiêu mời rắc rối, đần độn vô tri, muốn thoát luân hồi nên đã tu luyện từ bi trí huệ, vãn hồi hậu quả gây ra, thoát được luân hồi”.
Mãng xà Mahoraga
Thiên long bát bộ, nhân dữ phi nhân, giai dao kiến bỉ Long Nữ thành Phật. (Trong tám loại chúng sinh trên trời, người cũng như không phải người đều thấy được Long Nữ thành Phật)
Lại có câu “Trời, Rồng, A Tu La, Dạ Xoa
Đến nghe Phật Pháp, nên chí Tâm
Ủng hộ Phật Pháp mãi trường tồn
Mỗi mỗi siêng tu lời Phật dạy”.
Thiên Long Bát Bộ là cụm từ chỉ tám bộ chúng sinh, trong đó có loài giống người nhưng không phải người (nhân-phi-nhân) thường đến nghe Phật thuyết giảng trong kinh Đại Thừa. Các loài này đều có nguồn gốc từ tín ngưỡng Ấn Độ giáo. Trước khi Phật giáo ra đời, người dân Ấn Độ đã thờ phụng tám loại thần linh đó rồi. Về sau chúng được kết nạp vào đạo Phật, trở thành các vị thần hộ trì thế gian nhưng vẫn chưa thoát khỏi kiếp luân hồi.
1. Thiên
Đứng đầu trong tám bộ chúng sinh là Thiên, còn gọi là Thiên chúng hay Thiên thần. Trong tiếng Ấn Độ, phiên âm của Thiên là Deva, bao gồm các chúng sinh ở sáu cung trời có thân hình phát hào quang rực rỡ. Deva luôn là nam (dạng nữ của Thiên là Devi) làm thiện, nói thiện, và nghĩ thiện. Chư thiên tuy được hưởng phúc báu to lớn hơn người thường nhưng vẫn nằm trong vòng sinh tử. Trước khi chết, chư thiên sẽ có năm triệu chứng (Thiên nhân ngũ suy) : quần áo mủn nát, hoa trên đầu tàn héo, thân thể bốc mùi, nách đổ mồ hôi, đứng ngồi không yên, đó là thời kỳ đau khổ nhất của chư thiên. Vua trời Đế Thích (Indra) là thủ lĩnh chư thiên.
Tượng Đế Thích (Indra) ở Myanmar
2. Long:
Đứng thứ hai trong tám bộ là rồng, còn gọi là Long chúng hay Long thần.
Trong Ấn Độ giáo, Long chính là Naga, là chủ các loài thuỷ tộc sống ở biển. Loài rồng có vị trí rất quan trọng trong tín ngưỡng Phật giáo và cũng được người dân Ấn Độ tôn sùng. Theo truyền thuyết, rồng của Ấn Độ không có chân nên hình dáng giống loài rắn, nhưng ở đây là loại rắn chúa, rắn thần để phân biệt với rắn thường Sarpa. Nhiều khi rắn Naga còn là loại hổ mang bành bảy đầu. Trong kinh Udana, khi Đức Phật thiền định dưới gốc cây Bồ đề thì trời đất tối sầm, mưa to ập xuống kéo dài suốt bảy ngày liền, lúc đó một con rắn thần tên là Mucalinda xuất hiện quấn quanh đầu ngài, bảo vệ cho đức Thế Tôn khỏi mưa gió. Trong các kinh khác thường xuất hiện rắn thần đến lễ Phật; rắn cũng là sinh vật đầu tiên (ngoài người) quy y Tam bảo. Khi Naga du nhập vào Trung Hoa thì trở thành Long vương và gắn liền với hoàng gia cao quý. Thiên tử mặc áo long bào, ngồi ghế long ỷ, mặt mày gọi là long nhan, thân mình gọi là long thể, đó là bắt nguồn từ sự kính trọng với loài rồng mà ra.
Long thần Naga bảy đầu che cho Đức Phật ngồi thiền
Theo kinh Phật, trong tám loại thần chỉ có Thiên được hưởng phúc vi diệu, và Long có thần nghiệm màu nhiệm nhất, còn sáu loài còn lại tuy có tài biến hóa nhưng tâm chưa đủ tốt. Thế nên Thiên và Long đứng đầu tám bộ chúng sinh, dẫn đến gọi tắt là Thiên Long Bát Bộ.
3. Dạ Xoa
Đứng thứ ba trong Thiên Long Bát Bộ là loài Dạ Xoa. Theo kinh Bi Hoa, Dạ Xoa là một loại quỷ, còn gọi là Dược Xoa, dịch đúng nghĩa là “năng đạm quỷ” – tức là quỷ có thể ăn thịt người. Phiên âm theo Ấn Độ của Dạ Xoa là Yaksha.
Tượng các Dạ Xoa ở chân một ngôi đền. Hình từ trang này
Có lẽ vì ảnh hưởng của truyện thần tiên nên chúng ta thường nghĩ hễ Dạ Xoa là xấu, nhưng trong kinh văn cũng có rất nhiều Dạ Xoa tốt. Có những Dạ Xoa quy y Phật pháp và dùng thần lực bảo vệ con người. Nhiều người quan niệm “Nhiệm vụ của Dạ Xoa bát đại tướng là duy hộ cảnh giới của chúng sinh”.
Dạ Xoa có ba dạng: Không Hành Dạ Xoa (đi trong hư không,) Thiên Hành Dạ Xoa (đi trong cõi trời,) và Địa Hành Dạ Xoa (đi trên mặt đất.) Dạ Xoa nam có tướng mạo vô cùng xấu xí thô kệch, nhưng Dạ Xoa nữ (yakshi) lại thường xinh đẹp và phong nhũ phì đồn. Dù là Dạ Xoa nam hay Dạ Xoa nữ, Dạ Xoa xấu hay Dạ Xoa tốt thì cũng đều thông minh mẫn tiệp và di chuyển nhanh nhẹn nhẹ nhàng.
Dạ Xoa
4. Càn Thát Bà
Đứng thứ tư trong Thiên Long Bát Bộ là Càn Thát Bà, tên tiếng Ấn Độ là Gandharva (nam) và Apsara (nữ.) Càn Thát Bà thường xinh đẹp, giỏi múa hát, không ăn rượu thịt mà chỉ lấy hương thơm để nuôi sống mình, vì thế còn gọi là Nhạc thần hoặc Hương thần. Gandharv trong tiếng Phạn có nghĩa là “biến hoá khôn lường,” ý nói mùi hương và âm nhạc đều mênh mang không đo đếm được. Càn Thát Bà thường gắn bó sinh sống ở nơi có cây cỏ hoa lá, có người cho rằng họ ẩn mình trong mùi thơm của nhị hoa, vỏ cây, nhựa cây. Càn Thát Bà nữ có khả năng thay đổi hình dạng tùy ý, và thường theo hầu cận Thiên thần, hoặc dâng hương, dâng rượu, hoặc ca múa. Vai trò của Càn Thát Bà trong tám bộ là đại diện cho cái đẹp, chăm sóc và mang lại sự thư thái dễ chịu kiểu “bình hoa di động,” gần giống như các nàng nymph của thần thoại Hy Lạp.
Càn Thát Bà cầm vòng hoa bay lượn
5. A Tu La
A Tu La là một hàng thần có nhiều thần thông biến hoá nhưng phúc đức không thể so với Thiên thần (Deva), còn được gọi là Phi Thiên hay Vô Thiện Đẳng. A Tu La trong tiếng Ấn Độ là Asura.
Đặc điểm của A Tu La là tính tình rất hay ghen ghét đố kỵ, kiêu ngạo, đa nghi, đồng thời thích gây chiến và xung đột. A Tu La nam thường xấu xí, A Tu La nữ lại diễm lệ, vì thế A Tu La với Đế Thích đánh nhau liên miên, bên cần rượu ngon, bên đòi gái đẹp. A Tu La đặc biệt tị nạnh với Thiên thần vì cho rằng Phật tổ thiên vị chư thiên. A Tu La chính là ẩn dụ của nhà Phật để nói về tính sân si của con người. A Tu La cũng là biểu trưng cho tính hiếu chiến, hung hăng và là đại diện của những chiến binh.
Người thế tục tham lam quyền lực, hay thù hận thương bị gọi là lửa A Tu La thiêu đốt. Trong mỗi người chúng ta đều có một phần A Tu La…
6 – Khẩn Na La:
Khẩn Na La, tên Ấn Độ Kinnara, là một loại thần kỳ diệu: có lúc nửa người nửa ngựa, có lúc nửa người nửa chim, trên đầu thường có sừng. Kinnara có hình dáng lạ lùng, giống người mà không phải người, khiến ai gặp phải đều ngờ vực không yên, nên còn gọi là Nghi thần (tiếng Phạn: Kim – nghi vấn, nara – người).
Cũng như Càn Thát Bà, Khẩn Na La giỏi tài ca múa và thường trổ tài mua vui cho Đế Thích. Nguồn gốc của vị thần này xuất phát từ bộ tộc Kinnara ở vùng núi Hy Mã Lạp Sơn phủ tuyết giăng mây. Người Ấn Độ cho rằng Kinnara là những sinh linh phi thường, đẹp đẽ, bí ẩn, trú ngụ nơi xa xôi kín đáo. Nam thần là Kinnara, nữ thần là Kinnari. Theo thần thoại, Kinnari có khả năng khiến người ta bị rối loạn tâm trí, thích thú đến mê muội, thậm chí còn quyến rũ Phật tăng, phần nào giống như những cô tiên vùng cao có bùa mê làm lạc lối người phàm. Trong sử thi Mahabharata, Kinnara và Kinnari trọn đời sống trong hoan lạc, là đôi tình nhân thần tiên trẻ mãi không già, luôn say đắm bên nhau.
Khẩn Na La nam và nữ
7. Ca Lâu La:
Đại bàng cánh vàng Ca Lâu La là một loại thần cực mạnh trong Thiên Long Bát Bộ. Ca Lâu La là phiên âm từ Garuda của Ấn Độ. Đại bàng này còn có tên gọi Kim Sí Điểu, là vua các loài chim ở núi Tu Di, trong Ấn Độ giáo nó là vật cưỡi của thần Vishnu.
Đại bàng Ca Lâu La chở thần Vishnu
Theo sử thi Mahabharata, Ca Lâu La có mối thù không đội trời chung với Long thần (Naga) vì rắn đã làm hại mẹ của nó. Trên đường đi cứu mẹ, Ca Lâu La được Đế Thích hứa cho dùng loài rồng-rắn làm đồ ăn vĩnh viễn. Mỗi ngày Ca Lâu La phải ăn một con rồng lớn (long vương) hoặc năm trăm con rồng nhỏ. Ngoài ra Ca Lâu La còn nuốt hết những phiền não, ma chướng của con người.
Đại bàng Ca Lâu La có bảo tướng trang nghiêm, sải cánh dài 336 vạn dặm. Tới lúc mệnh tận, trong ruột đầy chất độc do rồng rắn nhả ra, Ca Lâu La liền bay tới đỉnh Kim Cang Luân để tự thiêu, thân mình chỉ còn trái tim xanh biếc.
Tranh dân gian Ấn: Garuda xơi một con rồng
8. Ma Hầu La Già
Thần rắn Ma Hầu La Già (Mahoraga trong tiếng Ấn Độ) là một con rắn lớn, còn gọi là Đại Mãng Xà hay Địa Long để phân biệt với loài rắn biển Naga. Cũng có khi Ma Hầu La Già được khắc hoạ với hình tượng đầu người mình rắn. Theo kinh Lăng Nghiêm, Ma Hầu La Già “thuộc loại bò sát; vì ngu si độc ác nên tự chiêu mời rắc rối, đần độn vô tri, muốn thoát luân hồi nên đã tu luyện từ bi trí huệ, vãn hồi hậu quả gây ra, thoát được luân hồi”.
Mãng xà Mahoraga
- ✬ Nguồn
- https://bedecotu.com