Bất an trong 'nhà 2 tỷ của mình, nhưng đất của người khác'

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Tôi sửng sốt khi nghe ông anh họ bảo đang ở ngôi nhà kiên cố xây trên mảnh đất 'con út hưởng hết gia tài'


Đọc bài và bình luận, cũng như nhiều vụ án anh chị em kéo nhau ra tòa vì đất đai thừa kế, tôi nhớ hoàn cảnh của ông anh họ.

Hôm rồi về quê đám giỗ người cậu ruột tại nhà người con út, trong khi mọi người ăn uống, nhậu nhẹt náo nhiệt thì ông anh thứ ba (cũng là con của cậu) kéo tôi về nhà, trút bầu tâm sự.

Tôi xa quê ngoại lâu, ít khi về nên không rõ chuyện dòng họ. Qua nhà anh, tôi còn chọc, anh xây nhà hồi nào mà đẹp thế, sao không mời tân gia. Như chạm đến nỗi niềm, ông anh bảo: "Cái nhà tao xây hơn 2 tỷ, tích góp cả đời nhưng đất không phải của tao".

Tôi sửng sốt: "Nhà của anh không nằm trên đất của anh thì của ai?". "Của thằng út", ông anh nói.

Tôi nhớ lúc xưa, nhà của anh là nhà gỗ, lợp lá. Như mọi người sống ở quê khác, khi lập gia đình, cha mẹ cho đất ở đâu thì cất nhà ở đó. Lúc đó, ông anh họ này được cha mẹ "chỉ" cho miếng đất làm nhà.

Từ "chỉ" theo đúng nghĩa đen, tức là cha mẹ cho miệng chứ chưa làm giấy tờ. Rồi mẹ anh - tức mợ tôi qua đời trước. Cậu tôi - tức mẹ anh qua đời cách đây hai năm... nhưng cũng không kịp sang tên mảnh đất đó cho anh.

Đất vườn trồng trọt thì cho con nào, con nấy đã tách sổ, còn đất thổ cư xây nhà - quan trọng nhất lại chưa kịp sang tên. Lúc dồn tiền xây nhà mới vì nhà cũ đã quá xập xệ, anh nghĩ: Nhà mình trên đất này mấy chục năm nên nó là của mình. Đến khi cha qua đời, anh mới phát hiện đứa em út đứng tên toàn bộ, nhà của cha và đất, bao gồm miếng đất anh đang ở.

Đi hỏi, thì anh biết cha để lại di chúc miệng, còn theo phong tục thì con út nghiễm nhiên hưởng toàn bộ vì quan niệm "giàu út ăn, nghèo út chịu". Lúc đó, vợ chồng anh chắc nịch là sau này sẽ được đứa em sang tên cho. Nhưng từ đó đến nay, hễ đề cập đến là được hứa hẹn rồi "im ru".

Anh cũng không dám tiếp cận vấn đề thẳng thắn, gay gắt vì đang nắm lưỡi dao. Điều anh lo nhất lúc này là: Vợ chồng anh ở nhà này chắc hết đời thì êm, vì vợ chồng em út nếu trở mặt cũng không dám đuổi đi vì còn dư luận từ bà con, hàng xóm lâu năm. Nhưng đến đời con chú và con bác thì sao?

Ông anh bảo với tôi: Phải chi cái nhà bạc tỷ của anh là cái phà, thì muốn kéo tới khúc sông nào cũng được, không phải nghĩ bạc cả tóc như bây giờ.

Tôi khuyên anh nên giải quyết mềm mỏng, cực chẳng đã có thể dùng tiền "mua lại" mảnh đất, nếu làm căng thì có khi mất trắng.

Những câu chuyện anh chị em kiện cáo ra tòa vì tài sản thừa kế, cho thấy tính mâu thuẫn trong tư duy nhiều người. Đất đai, tài sản của cha mẹ là nguồn lực lớn. Nhưng hai chữ tình thân khiến họ e ngại. Hoặc cha mẹ thuộc thế hệ trước, không nghĩ nhiều về tính pháp lý mà phân chia tài sản theo kiểu "chỉ đâu cho đấy", tạo mâu thuẫn sau khi qua đời.

Việc hành xử theo "lệ" chứ không phải dựa trên luật cũng tạo nhiều tình cảnh ngang trái: ai thờ nấy hưởng; hoặc con cả hoặc con út hưởng hết gia tài; gả con gái đi là xong...

Tôi nghĩ, giải quyết vấn đề không khó, pháp luật đã có quy định. Nhưng để chọc thủng tâm lý e ngại vì mang tiếng "giành của khi đề nghị cha mẹ sang tên", "trù ẻo cha mẹ khi đòi di chúc"... mới là vấn đề khó.

Minh Tâm

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom