Bảo vệ chuỗi cung ứng nông sản

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Giá lúa gạo trong nước cũng ghi nhận tăng mạnh so với các mùa vụ trước; giá cà-phê thì liên tục lập đỉnh, từ 45.000 đồng/kg năm 2023, đến nay có thời điểm đã lên tới gần 140.000 đồng/kg. Nguyên nhân là do thị trường gạo và cà-phê thế giới đều có sự giảm mạnh về nguồn cung trong thời gian vừa qua.

Điều này một mặt là tin mừng đối với toàn ngành nông nghiệp khi có cơ hội gia tăng kim ngạch và mở rộng thị trường xuất khẩu; mặt khác, lại đang là sự âu lo vì nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng. Nhiều doanh nghiệp cho biết, giá cà-phê "lập đỉnh" đang khiến thị trường bị hỗn loạn, chuỗi cung ứng trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Liên kết giữa các đầu mối và tính pháp lý trong kinh doanh cà-phê lộ rõ sự lỏng lẻo. Khi giá cà-phê tăng đột ngột, người nông dân không giao hàng cho đại lý, đại lý không giao hàng cho nhà xuất khẩu, nhà xuất khẩu không có nguồn hàng nên cũng không thể giao hàng cho các nhà rang xay nước ngoài, dẫn đến tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng và làm mất uy tín của cả ngành hàng cà-phê Việt Nam.

Ngành hàng lúa gạo cũng đang gặp phải tình cảnh tương tự khi hợp đồng giao hàng đã ký nhưng doanh nghiệp không thể thu mua được nguyên liệu, hoặc phải thu mua với giá rất cao, khiến doanh nghiệp đứng trước nguy cơ thua lỗ lớn và không duy trì được hoạt động. Về lâu dài, khi thị trường lắng xuống, tình trạng dư nguồn cung và thiếu doanh nghiệp tham gia chế biến, xuất khẩu sẽ diễn ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất và xuất khẩu gạo của cả nước.

Liên kết theo chuỗi sản xuất-thu hoạch-chế biến-tiêu thụ; sự bắt tay đồng hành giữa nhà sản xuất, doanh nghiệp, ngân hàng, Nhà nước… không chỉ là những câu chuyện đã được bàn thảo rất nhiều mà còn có nhiều văn bản, chính sách được ban hành để bảo đảm tính pháp lý.


Tuy nhiên, chính sách chưa đi vào cuộc sống hiệu quả, tình trạng "hủy kèo" phá vỡ liên kết trong mua bán nông sản vẫn xảy ra thường xuyên. Do đó, bảo vệ chuỗi cung ứng nông sản là yêu cầu cấp thiết hiện nay để bảo đảm sự phát triển lành mạnh, minh bạch, bền vững của các ngành hàng. Điều này đòi hỏi sự chuyển hóa từ tâm lý đến hành động của cả người sản xuất và doanh nghiệp. Theo đó, đôi bên cần tầm nhìn xa hơn và rộng hơn lợi ích trước mắt. Bởi khi nông dân "hủy kèo", doanh nghiệp thiếu nguyên liệu xuất khẩu buộc phải rút khỏi thị trường, thì về lâu dài chính người sản xuất sẽ mất khách hàng.

Còn về phía doanh nghiệp, nếu không liên kết chặt chẽ với nông dân, chia sẻ lợi ích hài hòa trong mọi hoàn cảnh để có nguồn nguyên liệu ổn định thì nguy cơ rủi ro "giá cao, kèo lật" rất dễ xảy ra.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom