Bảo vệ bản quyền trên môi trường số: Thách thức xuyên biên giới

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
“Web lậu” vẫn tồn tại

Việt Nam đứng thứ ba khu vực về tỷ lệ vi phạm bản quyền, với 15,5 triệu người thường xuyên truy cập các trang “web lậu”. Năm 2022, vấn đề vi phạm bản quyền khiến Việt Nam thiệt hại 350 triệu USD. Đây là thông tin được bà Sheila Cassells, Phó Chủ tịch điều hành, Liên minh chống vi phạm bản quyền nghe nhìn Lon don công bố trong báo cáo về các phương thức vi phạm bản quyền trực tuyến phổ biến tại hội nghị quốc tế về thực thi bản quyền trên môi trường số do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc phối hợp với Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam tổ chức mới đây tại Hà Nội. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm bản quyền ở Việt Nam không phải là cá biệt.

Theo bà Sheila Cassells, điều tra của Cơ quan thuế Thụy Điển (Skatteverket) cũng cho thấy, ở Thụy Điển, 8,6% dân số truy cập các kênh truyền hình bất hợp pháp, đứng thứ 4 ở châu Âu. Báo cáo kinh tế năm 2022 về IPTV (truyền hình giao thức Internet) bất hợp pháp ở châu Âu của Đại học Bournemouth cho thấy, doanh thu bất hợp pháp được tạo ra bởi các nhà cung cấp IPTV vi phạm bản quyền là 1,06 tỉ euro còn các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền hợp pháp thì thiệt hại về doanh thu khoảng 3,21 tỉ euro.

16-3.jpg -0

Nhiều web lậu kèm hướng dẫn người sử dụng cách đối phó khi bị chặn truy cập.


Trước đó, Trung tâm Đo kiểm phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử - Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng từng thông tin, tại Việt Nam có khoảng 100 trang web vi phạm bản quyền bóng đá với tổng cộng 1,5 tỉ lượt xem trong mùa giải 2022 - 2023. Đối với nội dung về phim và sản phẩm văn hóa khác, có khoảng 200 trang web lậu với khoảng 120 triệu lượt xem/tháng. Nhiều trang web có máy chủ đặt ở nước ngoài và biến đổi liên tục, gây khó khăn cho công tác phòng chống xâm phạm bản quyền tác giả và quyền liên quan trên không gian mạng.

Theo Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an, báo cáo về tình hình công nghệ số tại Việt Nam tính đến đầu năm 2023, Việt Nam có 77,93 triệu người dùng Internet, chiếm 79,1% tổng dân số. Tổng số kết nối di động đang hoạt động là 161,6 triệu, tương đương 164% tổng dân số. Dữ liệu này cho thấy Việt Nam có tổng số người dùng mạng Internet và có tổng số kết nối mạng qua thiết bị di động vượt quá tổng dân số. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tăng rủi ro về an ninh mạng.

Sự phát triển của khoa học công nghệ và tiện ích của môi trường mở là điều kiện thuận lợi để các đối tượng có ý đồ xấu thực hiện mục đích trục lợi bằng hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đối với hoạt động xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, hiện nay trên không gian mạng có khoảng hơn 200 website cung cấp nội dung có dấu hiệu vi phạm bản quyền về phim số, nhạc số, truyện tranh, chương trình truyền hình… có giao diện tiếng Việt.

16-2.jpeg -0

Vi phạm bản quyền có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi.


Khó xử lý vi phạm triệt để

Về xử lý vi phạm, thời gian qua, tại Việt Nam đã khởi tố 4 vụ án hình sự, 4 bị can, trong đó 2 vụ án xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan qua công nghệ IPTV; 2 vụ án xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan qua website phát chiếu phim phimmoi.net, bilutv.net. Hàng chục nhóm đối tượng quản trị, điều hành các website đăng tải nội dung vi phạm bản quyền về phim số, truyện số và bản quyền phát chiếu các trận đấu bóng đá trong nước và quốc tế bị xử phạt vi phạm hành chính. Hàng ngàn website vi phạm đã bị đề nghị các nhà cung cấp dịch vụ Internet, mạng viễn thông trong nước ngăn chặn truy cập người dùng Internet tại Việt Nam.

Tuy nhiên, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cũng cho rằng, việc phòng chống vi phạm bản quyền trên không gian mạng đang gặp nhiều khó khăn. Lý do là nguồn nội dung số có dấu hiệu vi phạm bản quyền trên không gian mạng là khổng lồ, phong phú và xuyên biên giới, thông qua các trang web đăng tải theo hình thức peer to peer, tội phạm dễ dàng tải về các nội dung đã đăng ký bản quyền, có giá trị. Tội phạm có tính ẩn danh cao.

Các website cung cấp nội dung vi phạm bản quyền chủ yếu thuê đặt máy chủ, đăng ký tên miền nước ngoài hoặc sử dụng dịch vụ ẩn danh che giấu thông tin đăng ký tên miền, máy chủ. Các đối tượng thường sử dụng thông tin không chính chủ, dùng các ứng dụng OTT để liên lạc, sử dụng tiền ảo/ tiền điện tử để nhận tiền quảng cáo gây khó khăn cho công tác xác minh, điều tra. Công tác đánh giá thiệt hại từ hoạt động xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan gặp nhiều khó khăn vì phần lớn các chủ thể quyền ở nước ngoài, hình phạt cho các hành vi này phần lớn là xử phạt vi phạm hành chính (phạt tiền), chưa tương xứng thiệt hại thực tế mà các đối tượng gây ra.

16-4.jpg -1

Quảng cáo trực tuyến mang lại nguồn thu khổng lồ cho các đối tượng phổ biến trái phép tác phẩm trên không gian mạng.


Cần nhiều giải pháp đồng bộ

Để phòng chống vi phạm bản quyền trên không gian mạng tốt hơn, cần tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ, thống nhất đầu mối quản lý Nhà nước về nội dung số trên môi trường mạng. Xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận và đàm phán với chủ sở hữu. Khuyến khích tác giả, chủ sở hữu tác phẩm áp dụng các giải pháp kỹ thuật để bảo vệ sản phẩm của mình, nỗ lực hơn trong việc đấu tranh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, phối hợp với cơ quan chức năng để phát hiện và xử lý kịp thời hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Cải tiến những bất cập trong việc thu phí bản quyền, mức phí cần hài hòa các lợi ích tác giả, người cung cấp dịch vụ, người dùng. Tập trung một đầu mối để đàm phán, ký kết.

Đối với tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông cần hình thành các Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan và Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan để bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao hơn nữa nhận thức về sở hữu trí tuệ, tăng cường công tác hợp tác quốc tế trên cơ sở giúp đỡ, hướng dẫn, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp từ thực tiễn công tác bảo vệ bản quyền nội dung của từng nước; qua đó đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác cũng như nâng cao hiệu quả công tác phối hợp.

Cơ quan thực thi pháp luật các quốc gia quản lý công ty, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới yêu cầu cung cấp các thông tin đăng ký tên miền, máy chủ, dịch vụ ẩn danh tài khoản tiền ảo, tiền điện tử, Email, Facebook, YouTube… có dấu hiệu vi phạm pháp luật phục vụ công tác xác minh, đấu tranh, xử lý các đối tượng trong lĩnh vực này.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cũng cho rằng, thách thức trong việc tự bảo vệ quyền của các chủ thể và hoạt động của các cơ quan quản lý, thực thi về bản quyền, nhất là trong bối cảnh hành vi vi phạm bản quyền trên môi trường số có sự tham gia của nhiều chủ thể từ các quốc gia khác nhau, gây khó khăn cho việc xác định và xử lý hành vi vi phạm trong thẩm quyền tài phán quốc gia. Vì vậy, mỗi quốc gia và tổ chức quốc tế cũng như các chủ sở hữu bản quyền cần phải có sự hợp tác, phối hợp chặt chẽ và chia sẻ kịp thời.

16-1.jpg -0

Ông Hồ An Phong, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.


Cũng theo Thứ trưởng Hồ An Phong, các hiệp ước của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO như Hiệp ước về quyền tác giả, Hiệp ước về cuộc biểu diễn và bản ghi âm, Hiệp ước Bắc Kinh về bảo hộ cuộc biểu diễn nghe nhìn… đã hành hình hệ thống các công cụ pháp lý quan trọng để giải quyết những vấn đề về bản quyền trên môi trường số.

Nhằm đáp ứng các cam kết trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, đồng thời tạo nền tảng pháp lý hữu hiệu để bảo vệ các tác phẩm và quyền tác giả một cách minh bạch và hiệu quả, đặc biệt là trên môi trường số, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Hiệp ước về quyền tác giả và Hiệp ước về cuộc biểu diễn và bản ghi âm trong năm 2022. Hiện nay, Việt Nam hiện đang triển khai nghiên cứu về việc gia nhập Hiệp ước Bắc Kinh về bảo hộ cuộc biểu diễn nghe nhìn và tích cực tham gia các phiên thảo luận của Ủy ban thường trực về bản quyền của WIPO để đóng góp vào các Dự thảo văn kiện pháp lý quốc tế về bản quyền trong khuôn khổ các Chương trình nghị sự của WIPO. Đây cũng là những hành động cụ thể, góp phần thực hiện chủ trương chủ động, tích cực tham gia chuyển đổi số cũng như hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Bên cạnh đó, hành lang pháp lý về bản quyền tại Việt Nam cũng ngày càng hoàn thiện. Năm 2022, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Năm 2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 17/2023/NĐ- CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về bản quyền cũng tiếp tục được đẩy mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả thực thi bảo hộ bản quyền và phát triển công nghiệp văn hóa của Việt Nam.

Tuy nhiên, để tận dụng hiệu quả những cơ hội có được từ việc gia nhập các điều ước quốc tế về bản quyền, trong đó có Hiệp ước WIPO về quyền tác giả và Hiệp ước về Biểu diễn và Bản ghi âm của WIPO cũng như đáp ứng nhu cầu nội tại trong nước thì Việt Nam phải từng bước nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý, thực thi bản quyền, nhất là trên môi trường số.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom