Về vấn đề này, bác sĩ Đoàn Duy Thành, Khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) chia sẻ: Khoa Cấp cứu của Bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ, 13 tuổi trong tình trạng phù nề vùng mặt, ho, khó thở, tức ngực mệt nhiều, mạch nhanh, huyết áp tụt do bị ong mật đốt vào mi mắt. Bệnh nhân được chẩn đoán: Sốc phản vệ độ 3 do ong đốt. Ngay lập tức các bác sĩ đã xử trí tình trạng phản vệ do ong đốt. Bệnh nhân được tiêm chống sốc, truyền dịch, thở oxy và theo dõi sát các chỉ số huyết áp, mạch, nhịp thở.
Tuy nhiên sau xử trí ban đầu, tình trạng phản vệ của bệnh nhân vẫn tiến triển nặng lên, khó thở, suy hô hấp, huyết áp tụt, được đặt ống nội khí quản cấp cứu, truyền nhanh dịch, duy trì các thuốc vận mạch (các thuốc nâng huyết áp) liều cao nhưng huyết áp vẫn ở mức thấp. Sau đó, bệnh nhân được chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực. Tại Khoa, bệnh nhân vẫn tiếp tục duy trì thở máy, thuốc vận mạch, đánh giá chỉ số huyết động (chỉ số về hoạt động của hệ tuần hoàn), và lọc máu liên tục... Sau một thời gian can thiệp và xử trí tích cực, bệnh nhân đã cải thiện rõ rệt, thoát khỏi tình trạng nguy kịch, huyết động dần ổn định, giảm dần các thuốc vận mạch.
Được biết, bệnh nhân bị ong mật bay vào nhà và đốt vào mi mắt. Khi phát hiện ra ong đốt (khoảng 3 đến 5 phút) gia đình đã ngay lập tức rút nọc ong ra thì tại chỗ đốt nổi ban. Tại vết đốt xuất hiện sưng, đỏ sau đó mề đay, ban đỏ xuất hiện khắp cơ thể (tính theo giây). Ngay sau đó, gia đình đưa con đến cấp cứu tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Quãng đường tới Bệnh viện chỉ 4km nhưng khi đi được 1km, bệnh nhân đã thấy chóng mặt, khi vào Bệnh viện mắt bệnh nhân đã sưng phù, không mở được.
Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng cấp tính ở mức độ nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời. Bệnh nhân bị ong đốt chỉ một nốt nhưng rất nặng. Nếu bệnh nhân đến muộn rất có thể dẫn đến tử vong. Bệnh nhân bị sốc phản vệ có thể dẫn đến giãn mạch, trụy tim nặng nề; phát hiện, xử trí muộn hoặc xử trí không phù hợp thì nguy cơ tử vong cao. Sốc phản vệ diễn biến rất nhanh nhưng cải thiện cũng rất nhanh. Với các bệnh nhân bị ong đốt, sau khi ra viện, bệnh nhân nên đi kiểm tra về dị ứng miễn dịch để làm test dị nguyên. Qua đó biết rõ bản thân bị dị ứng với dị nguyên gì (yếu tố cơ địa của từng người) bởi vì tất cả mọi thứ đều có thể gây dị ứng, nhất là với nọc côn trùng (như nọc ong, bọ cạp...).
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Y tế xem các tin, bài liên quan.
Xem tiếp...
Tuy nhiên sau xử trí ban đầu, tình trạng phản vệ của bệnh nhân vẫn tiến triển nặng lên, khó thở, suy hô hấp, huyết áp tụt, được đặt ống nội khí quản cấp cứu, truyền nhanh dịch, duy trì các thuốc vận mạch (các thuốc nâng huyết áp) liều cao nhưng huyết áp vẫn ở mức thấp. Sau đó, bệnh nhân được chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực. Tại Khoa, bệnh nhân vẫn tiếp tục duy trì thở máy, thuốc vận mạch, đánh giá chỉ số huyết động (chỉ số về hoạt động của hệ tuần hoàn), và lọc máu liên tục... Sau một thời gian can thiệp và xử trí tích cực, bệnh nhân đã cải thiện rõ rệt, thoát khỏi tình trạng nguy kịch, huyết động dần ổn định, giảm dần các thuốc vận mạch.
Được biết, bệnh nhân bị ong mật bay vào nhà và đốt vào mi mắt. Khi phát hiện ra ong đốt (khoảng 3 đến 5 phút) gia đình đã ngay lập tức rút nọc ong ra thì tại chỗ đốt nổi ban. Tại vết đốt xuất hiện sưng, đỏ sau đó mề đay, ban đỏ xuất hiện khắp cơ thể (tính theo giây). Ngay sau đó, gia đình đưa con đến cấp cứu tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Quãng đường tới Bệnh viện chỉ 4km nhưng khi đi được 1km, bệnh nhân đã thấy chóng mặt, khi vào Bệnh viện mắt bệnh nhân đã sưng phù, không mở được.
Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng cấp tính ở mức độ nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời. Bệnh nhân bị ong đốt chỉ một nốt nhưng rất nặng. Nếu bệnh nhân đến muộn rất có thể dẫn đến tử vong. Bệnh nhân bị sốc phản vệ có thể dẫn đến giãn mạch, trụy tim nặng nề; phát hiện, xử trí muộn hoặc xử trí không phù hợp thì nguy cơ tử vong cao. Sốc phản vệ diễn biến rất nhanh nhưng cải thiện cũng rất nhanh. Với các bệnh nhân bị ong đốt, sau khi ra viện, bệnh nhân nên đi kiểm tra về dị ứng miễn dịch để làm test dị nguyên. Qua đó biết rõ bản thân bị dị ứng với dị nguyên gì (yếu tố cơ địa của từng người) bởi vì tất cả mọi thứ đều có thể gây dị ứng, nhất là với nọc côn trùng (như nọc ong, bọ cạp...).
Các thắc mắc về sức khỏe, mời bạn đọc gửi tới Chuyên mục “Bác sĩ của bạn”, Phòng biên tập Kinh tế-Xã hội-Nội chính, Báo Quân đội nhân dân, số 8 Lý Nam Đế, Hàng Mã, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Email: [email protected]; [email protected]. Điện thoại: 0243.8456735. |
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Y tế xem các tin, bài liên quan.
Xem tiếp...