Bác sĩ của bạn: Dấu hiệu nhận biết ăn uống vô độ tâm thần

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Về vấn đề này, bác sĩ Vũ Sơn Tùng, Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: Ăn vô độ tâm thần đặc trưng bởi các giai đoạn ăn vô độ tái diễn và sẽ để lại hậu quả nặng nề cho bệnh nhân về mặt thể chất và tinh thần nếu không được điều trị kịp thời. Ăn uống vô độ tâm thần là khi các bệnh nhân thường bận tâm quá mức đến cân nặng nên nhịn ăn, sau đó lại "lên cơn" thèm ăn rồi tìm cách "xả" đồ ăn mình vừa nạp vào bằng cách móc họng gây nôn, dùng thuốc nhuận tràng... Bệnh nhân thường khởi phát ở tuổi vị thành niên và thanh niên, hiếm gặp ở trẻ trước tuổi dậy thì hoặc người trên 40 tuổi. Đặc biệt, bệnh chủ yếu gặp ở nữ giới. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là ở phụ nữ độ tuổi từ 20 đến 29. Đây là thời điểm các em có ý thức về giới tính, biết làm đẹp và thường lấy hình mẫu thần tượng của mình làm chuẩn. Đặc biệt, đối với trẻ bị miệt thị về cân nặng, bị chê béo, bị bắt nạt vì béo có thể sẽ gây nên những áp lực tâm lý lớn về hình thể khiến các em có những cực đoan trong ăn uống để giữ gìn hình thể. Tuy nhiên, khi cơ thể thiếu chất lại thúc đẩy những cơn thèm ăn của các em. Rồi các em lo sợ tăng cân trở lại nên tìm cách giảm cân cấp tốc... Vòng luẩn quẩn này khiến nhiều thanh, thiếu niên bị mắc chứng ăn vô độ tâm thần.

Với những biện pháp “xả” thức ăn mà người mắc chứng ăn vô độ tâm thần áp dụng như trên sẽ dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, từ đó có thể gây mất cân bằng nội tiết tố, khiến bệnh nhân béo phì, kinh nguyệt không đều hoặc hoàn toàn không có kinh nguyệt... Phương pháp thanh lọc thường xuyên có thể gây mất nước, rối loạn điện giải do nôn nhiều liên tục, dẫn đến loạn nhịp tim. Người mắc chứng ăn vô độ tâm thần thường có huyết áp thấp, loạn nhịp tim, thiếu máu và hầu hết đều trải qua ít nhất một rối loạn tâm thần khác đi kèm như trầm cảm, lo âu và các rối loạn cảm xúc khác. Các rối loạn tâm thần thứ phát có thể gây mệt mỏi, căng thẳng, ảnh hưởng nặng nề đến khả năng giao tiếp, khả năng duy trì các mối quan hệ xã hội, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt, với người bệnh là thanh, thiếu niên, những rối loạn tâm thần khởi phát ở giai đoạn này có thể sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc hình thành nhân cách cho người bệnh trong tương lai. Vì vậy, người bệnh cần được đến khám và điều trị tại đúng chuyên khoa tâm thần để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.


Các thắc mắc về sức khỏe, mời bạn đọc gửi tới Chuyên mục “Bác sĩ của bạn”, Phòng biên tập Kinh tế-Xã hội-Nội chính, Báo Quân đội nhân dân, số 8 Lý Nam Đế, Hàng Mã, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Email: [email protected], [email protected]. Điện thoại: 0243.8456735.











Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom