BẮC CÂU-LƯ CHÂU: MÔ HÌNH XÃ HỘI CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA TRONG HUYỀN THOẠI PHẬT GIÁO.

Hít Keo Chân Nhân

Tam Giới Hành Giả
Bài viết
1,080
Xu
33,818
Phật giáo là một tôn giáo lớn xây dựng dựa trên chiều kích đối lập với tư tưởng Bà-la-môn giáo (tiền thân của đạo Hindu) tại Ấn-độ, tuy nhiên, có khá nhiều “dưỡng chất” của Bà-la-môn giáo và văn hoá thần thoại Ấn được hấp thu vào Phật giáo, trong đó có câu chuyện thần thoại về sự tồn tại của Tứ đại bộ châu.

Thuyết Tứ đại bộ châu vốn đã có trước thời đạo Phật hình thành, xuất xứ từ trong các văn bản tôn giáo cổ đại của Phạm thư, sử thi Rāmāyaṇa và Mahābhārata. Trong đó, nó tưởng tượng rằng vũ trụ này bằng phẳng như tấm dĩa, bao quanh vũ trụ gồm có bốn biển lớn, chính giữa vũ trụ là một ngọn núi cao gọi là Sumeru (Tu-di sơn). Và chu vi của Sumeru gồm có 4 lục địa lớn: phía bắc của Sumeru chính là Bắc Câu-lư châu (Uttara-kuru), phía đông gọi là Đông Thắng Thân châu (Pūrva-videha), phía tây gọi là Tây Ngưu Hoá châu (Apara-godānīya) và phía nam gọi là Nam Thiệm-bộ châu (Jambu-dvīpa). Thực ra, 4 châu lục này được xây dựng trên khung tưởng tượng thần thoại, do đó nó sẽ không đúng với kiến thức khoa học địa lý hiện đại, cho nên khi đọc đến kiến thức thần thoại này chúng ta hãy tạm cất “khoa học” qua một bên đi.


Sau này, Phật giáo cũng hấp thu và cải biên về thuyết Tứ đại bộ châu này. Theo các ghi chép của họ, Đông Thắng Thân châu được hiểu theo nghĩa là “xứ sở của những kẻ khổng lồ,” thân hình của những cư dân tại châu lục này thường rất bự con, giống như người Viking ở Bắc Âu vậy, do đó họ thường mưu sinh bằng cách trở thành những chiến binh thiện chiến. Tây Ngưu Hoá châu mang nghĩa là “xứ sở của nghề bán bò,” những cư dân tại đây thuở ban đầu sinh hoạt bằng nghề bán bò, và thế mạnh của châu lục này là thương mại và mậu dịch. Nam Thiệm-bộ châu còn gọi là Diêm-phù-đề, nó có hình dạng tam giác ngược, và thật ra Diêm-phù-đề chính là nước Ấn-độ hiện nay, tuy nhiên các trường phái Phật giáo sau này lại mở rộng ranh giới cho rằng Diêm-phù-đề là toàn bộ Trái đất. Diêm-phù-đề được mô tả là có hai con sông lớn là sông Ấn và sông Hằng với tám nhánh sông chảy tạo thành các lưu vực trù phú, người dân ở đây sống bằng cách trồng trọt nông nghiệp và xây dựng các xã hội văn minh. Tuy nhiên, trong thần thoại còn nói rằng thực ra có 1 nhánh sông thứ chín mà ít ai biết, dọc trên nhánh sông này có những khu rừng cây gọi là cây Jampu, loại cây này thường rơi lá xuống mặt sông, lá của chúng đọng lại và chất đầy trên mặt sông và dưới mặt sông rồi được kết tinh thành vàng ròng, do đó lá của cây Jampu được mệnh danh là “thắng kim.” Các quyển kinh Phật đều cho rằng cư dân ở xứ sở Diêm-phù-đề rất đa dạng, thiện thì cực thiện, ác thì cực ác, cho nên riêng tại xứ sở này, có thể xuất hiện một tên đại ác ma không việc ác nào không từ, nhưng cũng có thể xuất hiện bậc thánh nhân toàn thiện toàn mỹ, như đức Phật chẳng hạn.

Trái với Diêm-phù-đề đầy rẫy những khổ đau và bất mãn, có một khu vực mà các kinh điển Phật giáo thường mô tả là một xã hội cực kỳ lý tưởng, không có đau khổ, không có bất công xã hội, và cũng không phân chia giai cấp. Đó là Bắc Câu-lư châu, trong tiếng Phạn gọi là Uttara-kuru, nghĩa là “xứ sở của sự cao quý.” Trước Phật giáo, Bà-la-môn giáo bắt đầu từ quyển Phạm thư Aitareya đã mô tả Bắc Câu-lư châu là một lãnh thổ có thật, nơi đó người ta không xây dựng mô hình nhà nước quân chủ phong kiến mà xây dựng theo mô hình cộng hoà (vairajiya). Các sách vở Bà-la-môn sau này cũng có khai thác về đề tài Bắc Câu-lư châu, chẳng hạn Vãng thế thư Matsya mô tả Bắc Câu-lư châu như là một cõi Tịnh độ mà người ta sẽ trở về khi được thanh tẩy nhơ uế. Vùng đất này vốn được xem là xứ sở thần tiên, nơi mà sự sống con người không có bóc lột, không có áp bức, đầy phước lành và vinh quang. Theo nhiều nhà nghiên cứu cho biết, mô hình Bắc Câu-lư châu là một dạng xã hội lý tưởng Utopia trong tưởng tượng của người Ấn-độ, gửi gắm mơ ước của họ muốn thực hiện một xã hội như vậy ở chốn trần gian.

Phật giáo cũng không ngoại lệ, khi tiếp thu thuyết Bắc Câu-lư châu, Phật giáo cũng cho rằng đây là một xứ sở đáng mơ ước, nơi mà nhân loại ở đây đã hoàn thành xong giai đoạn quá độ và thực sự trở thành một “xã hội Cộng sản chủ nghĩa.” Theo mô tả trong thần thoại Phật giáo, Bắc Câu-lư châu được mô tả là có địa lý hình vuông, có núi Thất Kim và núi Đại Thiết Vi bao quanh, mặt đất được lợp bằng vàng ròng ngày đêm sáng bóng. Khí hậu ở vùng đất này là ôn đới, quanh năm mát mẻ, không có lụt lội, hạn hán, mưa bão.

Xứ sở này được diễn tả là đã đạt đến một xã hội thịnh vượng, có rất nhiều khoáng sản, ngành kỹ nghệ rất phát đạt, có thể dùng các châu báu và kim loại quý để chế tác thành các loại đồ xa xỉ phẩm cũng như dụng cụ sinh hoạt, chẳng hạn như đồ bằng vàng, bằng bạc, kim cương, lưu ly, thuỷ tinh, xa cừ, mã não v.v… Đây là một xã hội cộng hoà không có sự phân biệt giai cấp, nam nữ bình quyền, nhân dân bình đẳng, không phân chia tầng lớp thống trị và tầng lớp bị trị.

Thậm chí xã hội này được khắc hoạ “cộng sản” đến mức không có bất kỳ mọi sở hữu tư nhân nào, kể cả hôn nhân. Người dân ở đây không thiết lập chế độ hôn nhân và ràng buộc vợ chồng, nó làm chúng ta nhớ đến một câu nói của đạo sư Osho bên Ấn-độ: “Hôn nhân là một trong những phát minh ngu xuẩn nhất của nhân loại.” Chính vì vậy, ở đây không có nghi thức kết hôn lẫn ra toà ly hôn.

Phụ nữ ở Bắc Câu-lư châu được bình quyền, thậm chí thượng đẳng hơn cả nam giới. Khi các cô gái lớn lên, cô ta có quyền lựa chọn người đàn ông mà mình thích, sau đó sẽ cặp kè với anh ta đến một khu nghỉ dưỡng nào đó để cặp đôi cùng ăn uống, khiêu vũ, mua vui và quan hệ tình dục. Sau một mùa ân ái mặn nồng, nếu người phụ nữ mang thai, cô ta sẽ được chăm sóc chu đáo theo chính sách bảo dưỡng của khu nghỉ dưỡng. Đến khi sinh con xong, người phụ nữ không cần phải có nghĩa vụ nuôi con, việc duy nhất của cô ta là ký giấy xác nhận đã sinh con và gửi lại đứa bé cho các Trung tâm Bảo trợ Xã hội. Sau đó, cô gái sẽ chia tay người đàn ông và đường ai nấy đi. Nếu như sau này, cô gái không thích chàng trai đó nữa, cô ta lại có thể tự do cặp kè với người đàn ông khác và lại đến một khu nghỉ dưỡng nào bất kỳ để mua vui tiếp. Không có ràng buộc vợ chồng nào ở đây cả.

Tại xứ sở này, các Trung tâm Bảo trợ Xã hội được thiết lập để giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, trong đó có vấn đề nuôi dạy trẻ em. Trẻ em ở Bắc Câu-lư châu sau khi được sinh ra, chúng sẽ được gửi đến các Trung tâm này, nơi có những bảo mẫu sẽ chăm sóc chúng. Trong quy định pháp luật ở đây, trách nhiệm nuôi trẻ em không thuộc về ông bố bà mẹ nào cả, nó là trách nhiệm chung của xã hội, do đó bất kỳ người trưởng thành nào cũng phải có quyền và nghĩa vụ chăm sóc trẻ em. Những đứa trẻ này sẽ được nuôi dưỡng cẩn thận tại các nhà bảo nhi của Trung tâm, hàng ngày hàng tuần sẽ có các hiệp hội từ thiện xã hội, hiệp hội các bảo mẫu chăm sóc trẻ, hiệp hội bảo trợ trẻ em đến phát quà và cấp dưỡng sữa, thức ăn, đồ chơi v.v… Trung tâm Bảo trợ Xã hội sẽ có trách nhiệm đăng ký khai sinh và làm thủ tục căn cước công dân cho đứa trẻ. Khi đến tuổi đi học, những đứa trẻ sẽ được vào trường lớp, nơi đó các thầy cô sẽ không dạy những bài học về gia đình, mà họ sẽ dạy những đứa trẻ về lòng yêu nước, tôn thờ lãnh đạo, trách nhiệm công dân, và các kiến thức khoa học công nghệ v.v… Tiền nuôi cho những đứa trẻ này ăn học sẽ được trích ra từ các khoản thuế phí của toàn dân dành cho công tác bồi dưỡng và giáo dục.

Khi đứa trẻ lớn lên, nó sẽ được tự do đăng ký các ngành nghề mà nó muốn. Ở Bắc Câu-lư châu, nghề nghiệp là tự do lựa chọn, không có sự ràng buộc về lĩnh vực của trường đào tạo nào cả. Trẻ em ở Bắc Câu-lư châu được đi học miễn phí do xã hội chu cấp từ Tiểu học đến hết Trung học, và trợ cấp một nửa khi học Đại học. Đứa trẻ đã thành nhân thì nó sẽ tuỳ ý làm công việc mình thích. Thậm chí, ở Bắc Câu-lư châu, nếu bạn thất nghiệp bạn cũng sẽ được nhận trợ cấp thất nghiệp, và số tài sản trợ cấp đó đủ để nuôi sống bạn, đủ để cho bạn đi chơi, đi du lịch, hoặc là mua xe. Tuy nhiên, người dân ở đây quan niệm rằng “ăn không ngồi rồi” mà không cống hiến gì cho xã hội là điều nhục nhã, do đó họ châm biếm những kẻ lười nhác đi nhận trợ cấp thất nghiệp, nhờ đó mà ở xứ sở này hình như cũng không ai dám để mình thất nghiệp cả.

Dân chúng ở đây mặc dù đi làm nhưng họ không phải lo lắng về đồng lương hay mưu sinh, đúng nghĩa với câu “đi làm vì đam mê, vì cống hiến.” Bởi vì xã hội ở đây có rất nhiều các khoản tiện nghi, trợ cấp, chu cấp, của cải sản xuất xã hội dư thừa cho nên có khá nhiều các kho dự trữ để công dân tuỳ nghi đến lấy tài sản. Các kho dự trữ này giống như các cây ATM, kinh Phật gọi nó là cây Như ý (Anuruddha) – tên gọi này không dễ hiểu, nhưng có thể diễn dịch nó theo ý nghĩa hiện đại thì dễ hiểu hơn, nghĩa là “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.” Ở các trụ cây ATM “Như ý” này, các nhân viên công quyền thường thu gom các vật dụng và tài sản sản xuất ở các công xưởng, nhà máy, nơi chế tác trên khắp cả nước về và bố trí ở đó, giống như các “siêu thị miễn phí” vậy. Người dân khi có nhu cầu có thể đến đó lấy bất kỳ vật dụng, đồ đạc nào mình cần thiết. Nếu hết tiền, họ cũng có thể đăng ký rút tiền tại cây ATM này và sau đó dùng tiền đi mua sắm thời trang các loại theo sở thích của mình.

Các phương tiện giao thông công cộng tại xứ sở này cũng không cần phải sở hữu tư nhân, các cơ quan hành chính sẽ mua sắm các phương tiện xe đạp, xe máy, xe ô-tô xếp vào các bãi đỗ xe công cộng, và khi tuỳ nghi, công dân có thể ra đó lấy bất kỳ loại xe nào mình mong muốn và lái xe đi đến các nhà hàng, quán bar, quán café, vũ trường, nhà sách v.v… để hưởng thụ và tiêu dùng. Sau khi đỗ xe tại đó và sử dụng xong, họ có thể để xe lại quán, xe đó dựa trên biển số đăng ký sẽ có nhân viên thu gom đưa xe về lại nơi cất giữ ban đầu.

Ở Bắc Câu-lư châu, xã hội đã đạt đến trình độ cộng sản thuần tuý, do đó cũng không cần đến sự tồn tại của Nhà nước. Hay nói cách khác, Nhà nước đã tự nó tiêu vong. Ở đây, người dân bầu ra Đại hội Quốc dân để tiến hành lập pháp, đồng thời thiết lập các Toà án độc lập để quản lý tư pháp, xét xử, kiện tụng. Tuy nhiên, người ta không thiết lập chính phủ để quản lý hành pháp, các vấn đề hành chính và xã hội được trao lại cho các Trung tâm xã hội, các cơ quan an ninh và hành chính, hay các tổ chức được dân sự hoá, do đó, ở đây không cần thiết có sự tồn tại của chính phủ hay nội các thủ tướng nào cả. Người dân cũng sẽ bầu cử một người nào đó làm lãnh tụ quốc gia, có thể gọi là Tổng thống hay Tổng nguyên soái danh dự nào đó, nhưng ông ta hay bà ta chỉ là biểu tượng để thực hiện các nghi thức quốc lễ và ngoại giao, chứ không nắm bất cứ quyền lực chuyên chính nào.

Qua mô tả trong các kinh điển Phật giáo, có thể thấy xã hội của Bắc Câu-lư châu đã đạt đến trình độ lý tưởng hoá cao nhất, người dân ở đây sống sung sướng và không biết đau khổ là gì, cũng không hề có phân chia giai cấp thấp cao, giàu nghèo hay phân hoá xã hội gì cả. Phật giáo cho rằng, người Trái đất (châu lục Diêm-phù-đề) không thể đi đến Bắc Câu-lư châu được, vì hành nghiệp của người Trái đất là phải chịu khổ. Chỉ có những bậc tu hành có đại thần thông hoặc Chuyển luân Thánh vương mới có năng lực đi sang Bắc Câu-lư châu tham quan vài chuyến.

Bạn không tin hả? Ad sẽ dẫn chứng đây. Như trong Luật tạng Phật giáo, ngay phần mở đầu phẩm Tì-lan-nhã (Verañjā), trong đó có kể rằng một lần giáo chủ Thích-ca Mâu-ni và tăng đoàn của ngài đang cư trú ở vùng ngoại ô thành phố Verañjā của nước Kosalā, lúc bấy giờ đang là mùa hè oi bức, hạn hán quá lâu, cây lương thực bị chết khô, rất nhiều người rơi vào cảnh đói kém, ngay cả các sư sãi cũng không dễ dàng khất thực. Nhìn thấy cảnh đói kém khắp nơi, một đệ tử của Thích-ca tên là Mục-kiền-liên (Moggallāna) đã đến gặp giáo chủ và đưa ra một đề nghị rằng:

- Thưa Thế Tôn, hạn hán quá lâu, không có lương thực và mọi người sắp chết đói, hay ngài hãy cho con được thi triển thần thông để cứu đói cho các tu sĩ và người dân nhé.
Thích-ca hỏi rằng:
- Ngươi định dùng thần thông gì?
Mục-kiền-liên nói:
- Con có thể bay ra ngoài không gian vũ trụ, biến thân hình của mình to lớn như một người khổng lồ, lớn đến mức có thể cầm lấy Diêm-phù-đề (Trái đất) vo tròn lại và đá nó như đang chơi một trái banh. Con có thể dùng tay trái cầm lấy Trái đất, còn tay phải con sẽ hoá hiện ra một Trái đất giả, sau đó dùng phép dịch chuyển đưa hết các sinh vật trong Trái đất thật chuyển sang Trái đất giả cho họ tạm sinh sống trong đó trong vòng 5 phút. Sau đó, con sẽ dùng thần lực bẻ Trái đất thật ra làm đôi, bên trong lõi Trái đất có một loại chất lỏng đặc sệt, vị ngon như là mật ong, con có thể lấy chất mật đó ra để làm thức ăn cho các tăng sĩ và người dân. Sau đó, con sẽ dịch chuyển tất cả chúng sinh trở về lại nơi cũ mà không làm cho họ biết có chuyện gì xảy ra.

Thích-ca vội xua tay lắc đầu nói:
- Thôi được rồi, chú đừng có làm chúng sinh kinh động.

Mục-kiền-liên lại nói:

- Hay là con có đề nghị này, Phật cho phép thì con mới dám làm. Con sẽ dùng thần thông di chuyển tức thời, con sẽ bay lên giữa không trung, dùng phép tạo mây đưa hết 1255 nhà sư đi theo con bay sang một hành tinh có tên gọi là Bắc Câu-lư châu. Người dân sống trong hành tinh này rất sung sướng, của cải dồi dào, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, ai thích cái gì thì ra kho lấy cái đó. Con sẽ đưa các sư sãi đến đó khất thực, lấy những thức ăn và đồ dùng cần thiết rồi bay về Trái đất phân phát cho những người đang đói kém.

Thích-ca chặn họng ông ngay:

- Ôi, đủ rồi, đừng làm chúng sinh kinh động.

Nhiều người đọc đoạn này sẽ không hiểu tại sao Thích-ca Mâu-ni Phật lại ngăn cản Mục-kiền-liên và nói “không làm chúng sinh kinh động.” Theo các nhà chú giải Phật giáo, sở dĩ giáo chủ Thích-ca nói như vậy vì tăng đoàn Phật giáo có điều luật quy định tu sĩ không được phép thi triển thần thông làm mê hoặc quần chúng. Phật giáo chủ trương dùng giáo dục để nâng cao dân trí, cải hoá lòng người chứ không phải dùng “kỹ xảo điện ảnh” để làm nhân tâm quy phục, nếu làm vậy sẽ khiến con người mất đi niềm tin đối với giáo lý về nhân quả nghiệp báo của nhà Phật, dẫn đến tệ nạn sùng bái cá nhân.

Trong đoạn hội thoại giữa đức Thích-ca và đệ tử của ngài, chúng ta có nghe được một chút thông tin “review” về Bắc Câu-lư châu. Có nghĩa rằng, trong tư tưởng của người Ấn-độ và kể cả các bậc xuất gia tu hành, người ta đều biết Bắc Câu-lư châu là một xã hội giàu có và lý tưởng, nơi đã hoàn thiện thành công chế độ Cộng sản, và nó đã được ghi chép vào kinh Phật như một chốn thần tiên.

Tuy nhiên, Phật giáo lại không khuyến khích con người ta tái sinh về Bắc Câu-lư châu. Mặc dù đó là một xã hội tốt đẹp, nhưng Phật giáo chỉ muốn người ta giải thoát chứ không phải sinh về nơi nào sống tốt. Theo cách lý luận của nhà Phật, đã có sự sống thì sẽ có khổ, vô thường, vô ngã, dù là nhỏ nhẹ như thế nào đi nữa. Những người sống ở Bắc Câu-lư châu đã đạt đến xã hội Cộng sản quá sung sướng, cho nên họ không có niềm tin vào nhân quả nghiệp báo, vào nguyên lý Khổ và con đường diệt Khổ (Tứ diệu đế) của nhà Phật, do đó họ cũng không tin vào Phật pháp. Thành ra, Phật giáo cảnh cáo rằng tái sinh vào Bắc Câu-lư châu là sẽ rơi vào “tám cái nạn,” tức là tám trường hợp khó gặp và khó tin Phật pháp để tu hành.

Hay nói cách khác, nhà Phật lo sợ rằng lý tưởng và thành tựu Cộng sản sẽ làm con người ta quên mất hiện thực về Khổ, và chừng nào họ chưa nhận biết sự sống là Khổ thì họ sẽ không tình nguyện theo Phật giáo và tu hành theo giáo lý của nhà Phật. Nhưng dù nói thế nào đi nữa, Bắc Câu-lư châu quả là một trường hợp thú vị được đề cập đến trong kinh Phật, xứng đáng để làm một câu chuyện đọc hay hầu bạn đọc.


305188018_1448707812237930_3942318771741150361_n.jpg


Nguồn FB: Quỷ Học.
 
Sửa lần cuối:
Hèn nào sư sãi bây giờ toàn buôn thần bán thánh vì những thứ rẻ rách đấy đều là không có thật

Hay nói cách khác, nhà Phật lo sợ rằng lý tưởng và thành tựu Cộng sản sẽ làm con người ta quên mất hiện thực về Khổ, và chừng nào họ chưa nhận biết sự sống là Khổ thì họ sẽ không tình nguyện theo Phật giáo và tu hành theo giáo lý của nhà Phật. Nhưng dù nói thế nào đi nữa, Bắc Câu-lư châu quả là một trường hợp thú vị được đề cập đến trong kinh Phật, xứng đáng để làm một câu chuyện đọc hay hầu bạn đọc.
 
ngoài bắc chủ lực chắc chùa quốc doanh:))
Giờ sư sãi có thoát được lục căn éo đâu mà đòi tu. :D , dính tới tiền cái là ngu người liền. :D
Hèn nào sư sãi bây giờ toàn buôn thần bán thánh vì những thứ rẻ rách đấy đều là không có thật
Hay nói cách khác, nhà Phật lo sợ rằng lý tưởng và thành tựu Cộng sản sẽ làm con người ta quên mất hiện thực về Khổ, và chừng nào họ chưa nhận biết sự sống là Khổ thì họ sẽ không tình nguyện theo Phật giáo và tu hành theo giáo lý của nhà Phật. Nhưng dù nói thế nào đi nữa, Bắc Câu-lư châu quả là một trường hợp thú vị được đề cập đến trong kinh Phật, xứng đáng để làm một câu chuyện đọc hay hầu bạn đọc.
dkm
bất cứ chủ nghĩa- lý thuyết mà ko áp dụng đc vào thực tế thưucj tiễn thỳ đếu biến thành 1 loại đạo
 
Hay nói cách khác, nhà Phật lo sợ rằng lý tưởng và thành tựu Cộng sản sẽ làm con người ta quên mất hiện thực về Khổ, và chừng nào họ chưa nhận biết sự sống là Khổ thì họ sẽ không tình nguyện theo Phật giáo và tu hành theo giáo lý của nhà Phật. Nhưng dù nói thế nào đi nữa, Bắc Câu-lư châu quả là một trường hợp thú vị được đề cập đến trong kinh Phật, xứng đáng để làm một câu chuyện đọc hay hầu bạn đọc.
Nghe thú vị đó bro
Hay nói cách khác, nhà phật sợ dằng ný tưởng & thành tịu +sản sẽ nàm cho nũ ngợm thủ dâm tinh thần quên cmn đi Khổ và thờ Tơn tệ &
Tâm hướng phật
Dương vật hướng lol
 
Chân Nhân 502 có mấy chủ đề hay quá. Tao đề cử mày làm trưởng ban tôn giáo nhé.
Trưởng ban tôn giáo chùa bề đề đã có đại đức @Thích Đông Lỗ .
Bần đạo chỉ là kẻ tá túc ké nơi gốc chuối phía sau chùa thôi =ypp19

 
đây là thế giời mà Osho viết trong sách này
Thằng Mác râu nó ở nhà rảnh rỗi, chơi đồ với Ăn Gen :)) Phê quá bay tới tận đây.
Nhìn thấy rồi về từ đó viết nên học thuyết CNXH =ypp19
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom