Bà Rịa-Vũng Tàu thúc đẩy kinh tế xanh

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Hiện nay, 100% cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn huyện đã trang bị thùng đựng rác ba màu để phân loại rác tại nguồn và áp dụng các giải pháp nhằm giảm vật liệu nhựa tại cơ sở kinh doanh. Phần lớn cơ sở lưu trú đã áp dụng các giải pháp giảm nhựa như: Thay thế chai nước nhựa bằng chai thủy tinh; sử dụng ống hút, hộp, túi đựng bằng giấy; dầu gội đầu, sữa tắm được đựng trong chai thủy tinh; cho du khách mượn túi vải để sử dụng trong thời gian lưu trú… Nhiều khu dân cư đã có mô hình "Ngôi nhà xanh" (thu gom, phân loại và xử lý rác hữu cơ bằng các phương pháp ủ vi sinh); các trường học thực hiện mô hình trường không rác thải nhựa, tái chế rác thải nhựa làm đồ chơi…

Mới đây, Hiệp hội Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã chủ trì, phát động một chiến dịch chung tay thực hiện đề án kinh tế tuần hoàn trong cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn huyện Côn Đảo với những cam kết được ký giữa chính quyền và doanh nghiệp như: Cắt giảm dần và thay thế sản phẩm nhựa dùng một lần bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường, thực hành tuần hoàn tài nguyên nước, tái sử dụng sản phẩm tái chế, tuyên truyền du khách sử dụng dịch vụ hạn chế nhựa dùng một lần…

Không chỉ ở huyện Côn Đảo, nhiều doanh nghiệp tại Bà Rịa-Vũng Tàu đã và đang nỗ lực triển khai các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và lan tỏa thông điệp "nghĩ xanh-hành động xanh" đến cộng đồng xã hội. Điển hình, Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn đã thực hiện việc phân loại và tái chế tất cả rác thải; cam kết tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ và thu hồi sản phẩm loại thải.

Trong năm 2023, Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn đã thành công trong việc thí điểm và bàn giao mô hình phân loại rác tại nguồn như Mô hình trường học cho Trường tiểu học Long Sơn 1 và Long Sơn 2, và Mô hình phân loại rác tại nguồn - Mô hình dân cư cho thôn 1, xã Long Sơn. Các hoạt động này nhằm xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam. Trong năm 2024, công ty đang mở rộng hỗ trợ triển khai Mô hình phân loại rác tại nguồn tại ba trường học khác trên địa bàn xã Long Sơn.

Những năm gần đây, các cấp, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh đã triển khai quyết liệt các giải pháp, biện pháp nhằm giảm các "điểm đen" về ô nhiễm môi trường. Đến nay, từ 36 "điểm đen" về ô nhiễm môi trường, toàn tỉnh hiện chỉ còn 6 điểm. Các "điểm đen" về ô nhiễm đang được các địa phương kiểm soát chặt chẽ, từng bước xóa dần những "điểm đen" ô nhiễm, trả lại môi trường xanh, sạch cho người dân.

Trong chương trình thu hút đầu tư, tỉnh nêu rõ một số loại hình dự án không thu hút đầu tư, như: Chế biến tinh bột sắn, chế biến mủ cao su, sản xuất hóa chất cơ bản, nhuộm, thuộc da, sản xuất thép (trừ các dự án sản xuất thép chất lượng cao), sản xuất giấy hoặc bột giấy, chế biến bột cá... Tỉnh cũng hạn chế thu hút đầu tư các dự án công nghiệp xi mạ, chế biến hải sản, sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật, sơn, phụ gia, chất tẩy rửa công nghiệp...


Những nỗ lực của chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong thời gian qua đã giúp Bà Rịa-Vũng Tàu thăng hạng trên bảng xếp hạng Chỉ số xanh cấp tỉnh PGI (Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam (USAID) công bố lần đầu năm 2022), tăng từ vị trí thứ 19 (năm 2022) lên vị trí thứ 8 của năm 2023.

Tuy vậy, địa phương tiếp tục cải thiện, nâng cao chỉ số PGI. Tỉnh sẽ thu hút đầu tư có chọn lọc; ưu tiên các dự án có công nghệ hiện đại-tiên tiến, tạo ra sản phẩm có hàm lượng khoa học và giá trị gia tăng cao, ít thâm dụng lao động, thân thiện với môi trường.

Các cấp, ngành và địa phương, nhất là ngành Tài nguyên và Môi trường tiếp tục phối hợp chặt chẽ để triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như: Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh triển khai các dự án (đê, kè biển; dự án thoát nước; dự án xử lý nước thải đô thị)…

Các cơ quan chức năng liên quan tăng cường quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản; thực hiện các giải pháp giảm thiểu tình trạng thoái hóa đất đai… Ngành Tài nguyên và Môi trường sẽ chủ trì triển khai thực hiện việc phân loại rác sinh hoạt (chất thải rắn) tại nguồn; bảo vệ, trồng rừng, cải tạo cảnh quan môi trường-sinh thái, nâng tỷ lệ che phủ rừng, tăng chất lượng và giá trị của rừng.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom