8 món người đái tháo đường nên hạn chế ăn

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Bánh mì trắng, khoai tây chiên, trái cây sấy khô, nước ngọt đóng sẵn thường chứa nhiều đường và chất béo không lành mạnh dễ làm tăng đường huyết.


Bệnh đái tháo đường không được kiểm soát có thể gây ra các biến chứng lên hệ thần kinh, mạch máu, tim, thận, suy đa tạng. Thạc sĩ, bác sĩ Phan Thị An, khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết chế độ dinh dưỡng phù hợp rất quan trọng trong việc kiểm soát đái tháo đường. Dưới đây là 8 món ăn mà người bệnh nên hạn chế để giảm nguy cơ biến chứng.

Nước ngọt và đồ uống chế biến sẵn chứa nhiều đường đơn dẫn đến tăng đường huyết nhanh và nguy cơ đái tháo đường. Nước ngọt còn là yếu tố nguy cơ gây bệnh gan nhiễm mỡ do chứa cholesterol và triglyceride có hại. Nước lọc, trà không đường là lựa chọn tốt cho người đái tháo đường.

Sữa chua có hương liệu thường được làm từ sữa không hoặc ít béo, nhiều đường, dễ khiến đường máu tăng nhanh. Người bệnh đái tháo đường có thể ăn sữa chua nguyên chất hoặc không đường vì có lợi cho hệ tiêu hóa, kiểm soát cơn thèm ăn.

Ngũ cốc tinh chế, ngũ cốc vốn là thực phẩm lành mạnh nhưng với người đái tháo đường thì không phải là lựa chọn có lợi do chứa nhiều carbohydrat (carbs). Ngũ cốc tinh chế được chế biến kỹ, bổ sung chất ngọt nhân tạo càng không tốt cho người mắc bệnh này.

Do quá trình xay xát, bánh mì trắng, gạo trắng, mì ống bị mất phần lớn dinh dưỡng, người bệnh nên sử dụng hạn chế. Nguyên tắc thực đơn của người đái tháo đường là cân bằng giữa các nhóm chất xơ, carbs, lipid và protein.



Ngũ cốc tinh chế nhiều đường, carbs không lành mạnh. Ảnh minh họa: Thanh Ba


Mật ong
chứa carbs có thể ít hơn so với đường tinh chế, nhưng vẫn chứa hàm lượng khá cao, dễ làm . Nhiều người bệnh sai lầm khi dùng mật ong thay thế cho đường trắng.

Trái cây sấy khô giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, song bị loại bỏ nước, khiến lượng đường cô đặc có thể làm cho người bệnh dung nạp nhiều đường hơn thông thường. Người bệnh nên ăn trái cây tươi như bưởi, dâu tây, táo, cam, bơ, lựu... nhằm cung cấp nhiều chất xơ, giảm hấp thu nhanh đường vào máu.

Bánh quy có thành phần đường, bột mì tinh chế cung cấp nhiều carbs hấp thu nhanh, dễ gây tăng lượng đường trong máu. Chất béo chuyển hóa nhân tạo (dầu ăn, bơ thực vật) trong loại bánh này có thể làm cholesterol xấu cao hơn. Mỡ nội tạng dẫn đến tình trạng viêm nội mạch, xơ vữa mạch, tích lũy mỡ... Nếu ăn nhiều bánh quy, chất béo xấu có khả năng làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Người bệnh có thể thay thế bánh quy bằng các loại hạt, trái cây với lượng vừa phải.

Khoai tây chiên, gà rán nhiều dầu mỡ, hàm lượng carbs tương đối cao, tạo ra chất béo chuyển hóa, làm tăng lượng đường trong máu. Khi ăn những thực phẩm này, người bệnh đái tháo đường có nguy cơ tăng tình trạng xơ vữa và bệnh tim mạch. Ăn thực phẩm chế biến đơn giản như luộc, hấp tốt hơn cho sức khỏe.

Nước trái cây giá trị không giống như trái cây tươi do bị loại bỏ hoàn toàn chất xơ. Chất xơ làm chậm lại quá trình tiêu hóa giúp đường hấp thu vào máu được kiểm soát. Khi không có chất xơ, nước trái cây làm lượng đường trong máu tăng nhanh. Nước trái cây đóng hộp có khả năng làm tăng đường huyết nhanh gấp nhiều lần so với nước trái cây tươi, dễ gây ra tình trạng kháng insulin, thừa cân, bệnh tim mạch.

Bác sĩ Phan An cho biết bên cạnh kiểm soát dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, rèn luyện khoa học cũng giúp kiểm soát bệnh , giảm nguy cơ biến chứng. Người bệnh cần tuân thủ lịch tái khám đúng hẹn để đánh giá chính xác tình trạng bệnh, tuân thủ theo đơn thuốc bác sĩ kê, không bỏ thuốc hay tự ý dùng theo liều lượng đơn thuốc cũ.

Thanh Ba

Độc giả đặt câu hỏi bệnh tiểu đường để bác sĩ giải đáp

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom