8 món ăn uống tốt cho người bệnh tăng huyết áp

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Cá hồi, bông cải xanh, trà xanh, nước dừa, chuối, cam cung cấp vitamin C, E, kali, canxi, omega-3, chất xơ, chất chống oxy hóa hỗ trợ điều hòa huyết áp.


Tăng huyết áp (huyết áp cao) là tình trạng áp suất lưu thông máu trong các động mạch tăng cao, tạo áp lực trực tiếp đến tim, khiến hệ thống mạch máu bị tổn hại dần theo thời gian. Tăng huyết áp tâm thu được xác định khi chỉ số huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên. Tăng huyết áp tâm trương là chỉ số huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.

ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng, Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome, cho biết chế độ ăn thiếu cân đối có thể gây bệnh tăng huyết áp. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng tăng huyết áp có nguy cơ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như xuất huyết võng mạc, mù mắt, vỡ mạch máu não, suy thận, suy tim, nhồi máu cơ tim khiến người bệnh tử vong.

Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm dưới đây vì chúng có khả năng làm giãn mạch, tăng độ đàn hồi mạch máu, hỗ trợ giảm huyết áp.

Cá hồi giàu axit béo omega-3 góp phần hạ huyết áp, giảm viêm. Cá hồi chứa vitamin D, dưỡng chất có khả năng làm giảm hoạt động của hệ thống renin angiotensin (RAS) - tập hợp các hormone giúp điều hòa huyết áp.

Bông cải xanh giàu hợp chất flavonoid thuộc nhóm polyphenol trong thực vật, tác dụng chống oxy hóa, góp phần bảo vệ thành mạch máu, cải thiện tình trạng tăng huyết áp. Bông cải xanh còn cung cấp hàm lượng chất xơ đáng kể, giúp hạn chế hấp thu cholesterol xấu (LDL) và triglyceride (chất béo trung tính), từ đó hỗ trợ kiểm soát huyết áp.

Dầu đậu nành không chứa cholesterol, hỗ trợ ngăn chặn quá trình hình thành mảng bám ở mạch máu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim, xơ vữa động mạch - một trong các nguyên nhân gây tăng huyết áp. Dầu đậu nành có nhiều axit béo omega-3 và vitamin E, tác dụng chống oxy hóa mạnh. Chúng hỗ trợ giãn mạch máu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông, hạn chế tăng huyết áp.

Trà xanh hỗ trợ giảm nguy cơ tăng huyết áp. Các hợp chất có hoạt tính sinh học catechin có trong trà xanh, nhất là epigallocatechin gallate (EGCG) tác dụng giãn mạch máu tự nhiên, máu chảy trơn tru hơn qua các động mạch và mao mạch, góp phần hạ huyết áp.

Nước dừa giàu kali và axit lauric giúp điều hòa huyết áp, tăng cường sức khỏe tim mạch. Đồ uống này thúc đẩy thận đào thải nước, hạn chế tích tụ nước quá mức trong hệ tuần hoàn, khả năng ổn định chỉ số cholesterol và giảm mỡ máu.

Sữa tươi có hàm lượng canxi dồi dào, điều hòa áp lực máu, giảm nguy cơ . Mỗi ngày uống 300-400 ml sữa tươi có thể giúp người bệnh tăng huyết áp bổ sung lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Chọn loại sữa tươi không béo hoặc ít béo và không thêm đường hoặc ít đường nhằm giảm nguy cơ tăng đường huyết, tăng cân.

Một quả chuối chín có thể chứa 430 mg kali, chiếm khoảng 10% nhu cầu kali cơ thể cần mỗi ngày. Kali có tác dụng hạ huyết áp bằng cách trung hòa nồng độ natri, thúc đẩy đào thải natri ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Chuối chín còn chứa magie, hỗ trợ giảm căng thẳng, tăng độ đàn hồi của mạch máu. Hàm lượng chất xơ trong chuối có thể giảm hấp thụ chất béo xấu, góp phần điều hòa huyết áp.

Cam giàu vitamin C, tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, hỗ trợ giảm nồng độ cholesterol, hạn chế nguy cơ hình thành mảng bám gây xơ vữa mạch máu. Người bệnh tăng huyết áp nên ăn cam tươi dạng còn nguyên múi, hạn chế ép hoặc vắt lấy nước để tăng cường chất xơ cho cơ thể.

Bác sĩ Duy Tùng khuyến cáo người bệnh tăng huyết áp nên tái khám định kỳ và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Người bệnh ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, lo âu hoặc phấn khích quá mức. Hạn chế uống rượu bia, tránh xa khói thuốc lá. Giảm thực phẩm chứa nhiều chất béo, muối và đường, đồ hộp hoặc thực phẩm chế biến sẵn chứa chất bảo quản. Kiểm soát cân nặng hợp lý tránh để thừa cân hoặc béo phì khiến bệnh tăng nặng.

Bổ sung tinh chất thiên nhiên như GDL-5 (chiết xuất từ phấn mía Nam Mỹ) góp phần giảm lượng toàn phần, hạn chế nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch. Chế độ dinh dưỡng của người bệnh tăng huyết áp nên riêng biệt theo từng cá nhân. Người bệnh nên đi khám dinh dưỡng định kỳ, đo thành phần cơ thể bằng máy InBody 770, xét nghiệm vi chất trong cơ thể bằng máy sắc ký lỏng hiệu năng cao UPLC để xác định cơ thể đang thiếu, thừa dưỡng chất nào. Từ đó, bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp, góp phần ổn định huyết áp.

Trường Giang

Độc giả gửi câu hỏi về dinh dưỡng để bác sĩ giải đáp

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom