6 năm XKLĐ đi Nhật, giờ về nhà tay trắng

NEC

Rình Xem Chị Hàng Xóm
Bài viết
287
Xu
6,536

Sau 6 năm làm việc ở Nhật Bản, Nam tằn tiện, gửi toàn bộ số tiền kiếm được về cho gia đình. Thế nhưng, ngày trở về, câu trả lời của mẹ khiến anh không khỏi sững sờ.​

Gần đây, câu chuyện về một chàng trai 6 năm đi lao động tại Nhật Bản, nhưng khi trở về trắng tay khiến hàng triệu người không khỏi xót xa và thương cảm.

Chia sẻ trên kênh TikTok cá nhân, chàng trai tâm sự, anh xuất thân trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Sau khi tốt nghiệp cao đẳng ở TP HCM, do gia đình mắc nợ, anh quyết định tìm hiểu và chọn con đường đi lao động tại Nhật Bản để kiếm tiền trả nợ.

6 năm đi Nhật về, chàng trai chết lặng khi nghe mẹ nói không còn đồng nào - 1


Câu chuyện của chàng trai trắng tay sau 6 năm sang Nhật Bản làm việc (Ảnh: Ghép từ nội dung NVCC).

Sau hơn 2 năm sang Nhật, chàng trai đã trả hết số nợ của gia đình, nhưng vẫn cố gắng ở lại cày cuốc, kiếm thêm tiền để sau này về khởi nghiệp. Tuy nhiên, trở về nước sau 6 năm mưu sinh nơi xứ người, chàng trai ngã ngửa khi toàn bộ số tiền anh gửi về là con số 0 tròn trĩnh.

Chia sẻ với phóng viên Bề Đề Nhật Báo, Nguyễn Thành Nam (nhân vật yêu cầu đổi tên), 30 tuổi, quê Bến Tre, chủ nhân câu chuyện gây sốt mạng xã hội, cho biết năm 2017, anh nhờ gia đình vay mượn hơn 170 triệu đồng để sang Nhật làm việc.

Sau 8 tháng học tiếng, Nam bắt đầu hành trình mới ở đất nước mặt trời mọc.

"Tại nơi đất khách quê người, mọi thứ đều mới mẻ và xa lạ. Giống như bao người khác, tôi bắt đầu từ con số 0", Nam chia sẻ.

Nam sang Nhật theo diện thực tập sinh ngành cơ khí, làm công việc thợ hàn bán tự động tại một tỉnh thuộc khu vực đảo Shikoku. Mức thu nhập trung bình của anh dao động từ 14 đến 16 man (tương đương 28-32 triệu đồng/tháng), chưa bao gồm giờ làm thêm.

"6 năm ở Nhật, tôi làm cho duy nhất một công ty. Trung bình mỗi ngày làm 13-15 tiếng, có những ngày làm đến 21 tiếng, chỉ ngủ 2-3 tiếng rồi lại đi làm tiếp", Nam nói và cho biết, 3 năm thực tập sinh, trừ hết mọi chi phí, số tiền anh cầm về tay khoảng 10-12 man, mỗi tháng.

Chàng trai quê Bến Tre mất 2 năm rưỡi để trả hết nợ vay mượn từ khi xuất cảnh. Mỗi lần chuyển tiền về nhà, Nam đều lưu lại email xác nhận để theo dõi và tính toán khi nào mình trả hết nợ.

Vừa trả xong nợ, đúng lúc đại dịch Covid-19 bùng phát, Nam muốn về thăm nhà nhưng không thể. Anh quyết định ở lại Nhật, tiếp tục làm thêm vài năm để tích lũy vốn cho việc làm ăn khi về nước.

"Trong 2 năm dịch Covid-19, mẹ và em trai không đi làm được, nên số tiền tôi gửi về chủ yếu dùng để trang trải sinh hoạt hằng ngày. Hết dịch, mẹ hỏi ý kiến tôi để mua một số đồ như tivi, tủ lạnh, xe máy... nghĩ thương mẹ, nên tôi cũng thoải mái chuyện này", Nam chia sẻ.

Đầu năm 2023, khi visa sắp hết hạn, công ty nơi Nam làm việc ngỏ ý muốn giữ anh ở lại, với thu nhập tăng đáng kể. Anh nhận lương 30 man mỗi tháng (gần 50 triệu đồng) và được thưởng 2-3 lần mỗi năm.

"Tết năm đó, tôi về nước ăn Tết và mang theo 50 man. Bao nhiêu cảm xúc ùa về, tôi nghĩ đến khoảnh khắc được ôm mẹ mà rưng rưng nước mắt", Nam chia sẻ.

Tuy nhiên, mọi cảm xúc dường như tan biến cũng vì chuyện tiền bạc.

"Vài ngày, mẹ lại hỏi tôi tiền này, tiền kia. Tết năm đó, tôi gửi hết tiền cho mẹ, và chỉ giữ lại 5 man để phòng thân, ra Tết, quay lại Nhật có tiền tiêu" anh kể.

Hết thời gian nghỉ Tết, Nam trở lại Nhật Bản, tiếp tục hành trình cày cuốc kiếm tiền. Anh dự định sẽ làm việc đến đầu năm 2024, sau đó về nước và sử dụng số tiền dành dụm để kinh doanh buôn bán trái cây.

Tuy nhiên, điều bất ngờ ập đến khi Nam trở về nhà. Toàn bộ số tiền mà anh gửi mẹ trong suốt 6 năm lao động tại Nhật chỉ là con số 0 tròn trĩnh.

"Tiền con gửi mẹ mấy năm nay còn đồng nào đâu mà lấy"

Nam kể lại: "Tôi về nước vào tháng 2 năm nay, mang theo 10 man để phòng thân. Tiền tiết kiệm, tôi đã lên kế hoạch buôn bán. Ăn Tết xong, tôi đề cập với mẹ về số tiền để kinh doanh, nhưng câu trả lời của mẹ khiến tôi đứng hình.

Mẹ bảo: 'Tiền gì, tiền con gửi mẹ mấy năm nay còn đồng nào đâu mà lấy. Tiền con gửi, mẹ dùng để mua sắm đồ đạc trong nhà và nuôi em trai ăn học'. Tôi tính toán lại, tổng số tiền gửi về khoảng hơn 400 triệu đồng và 2,5 cây vàng"

Khi chàng trai cố gắng hỏi rõ hơn, mẹ anh tiết lộ, đã đưa tiền cho em trai đầu tư buôn bán chiếc xe Honda SH với hy vọng kiếm lời, nhưng chẳng thấy lời đâu, chiếc xe cũng không còn.

Sau đó, mẹ còn đưa tiền cho em trai đầu tư tiền ảo, và số tiền 400 triệu cũng mất trắng. Nghe đến đây, Nam không khỏi ngã ngửa khi biết toàn bộ số tiền anh tích góp trong 6 năm đã không còn.

6 năm đi Nhật về, chàng trai chết lặng khi nghe mẹ nói không còn đồng nào - 2


Nam hồi còn làm việc tại Nhật (Ảnh: NVCC).

Kể từ đó, Nam đã ngừng nói chuyện với mẹ và em trai suốt mấy tháng liền. Anh quyết định dọn ra ngoài ở riêng và kiếm việc làm để tự lo cho cuộc sống.

"Lắm lúc nằm trong phòng trọ, nghĩ về bao nhiêu công sức tiết kiệm 6 năm ở Nhật giờ không còn gì, tôi lại rơi nước mắt", Nam chia sẻ.

Hiện tại, Nam xin được công việc giám sát thi công nhà phố. Anh dự định sẽ cố gắng làm việc trong vòng một năm để dành đủ tiền mở một quán ăn, điều anh ấp ủ từ khi còn làm ở Nhật.

"Ở Nhật, tôi từng học nấu ăn và tìm hiểu về ẩm thực trên mạng, nên tôi muốn mở một quán ăn vỉa hè ở Sài Gòn. Chi phí mở quán tầm khoảng 100 triệu. Tôi tính sau khi tiết kiệm đủ số tiền đó, sẽ bắt đầu lại từ đầu.

Trước đây, tôi từng muốn quay lại Nhật, nhưng khi bình tĩnh lại, tôi nghĩ nếu cố gắng, mình cũng có thể sống được ở Sài Gòn", Nam bộc bạch.

Câu chuyện của Nam sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội đã thu hút gần 3 triệu lượt xem và hàng nghìn lượt chia sẻ. Phần bình luận tràn ngập sự đồng cảm từ phía cộng đồng mạng.

"Người nhà bạn ấy sao thế nhỉ? Bố mẹ mình còn không muốn tiêu tiền mình gửi về", tài khoản Ngân Hà bình luận.
 
Đây là bố mẹ đẻ mà bạn
thì bố mẹ đẻ nên mới vậy :) tin cho lắm rồi mấy ông bà đó lấy tiền của đứa này lo cho đứa kia ... làm thấy đĩ mẹ về cái tiền mình chui qua đứa khác .... đòi thì đéo có :) chứ người ngoài có c ấy mà người khác gởi
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom