6 biến chứng nặng của bệnh thủy đậu

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Bệnh thủy đậu lành tính song không được chăm sóc đúng cách có thể biến chứng nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm não.


Thủy đậu thường xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm, hiện trong thời gian bệnh lây lan mạnh. Như bé gái 4 tuổi ở Phú Thọ, bị bội nhiễm dẫn tới nhiễm trùng nặng sau khi mắc, khiến cơ thể mọc các mụn chứa dịch đục, nhiều vị trí vỡ để lại dịch mủ hoặc vảy tiết. Ở miệng bé có lớp giả mạc màu trắng, cản trở ăn uống. Đến nay, bé vẫn theo dõi, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê, Phú Thọ.

Trường hợp khác 17 tuổi quê ở Bắc Giang, mắc thủy đậu vào đầu tháng 5. Người nhà tự ý cho uống thuốc nam và thuốc kháng viêm mạnh khiến bệnh chuyển nặng. Bệnh nhân bị bội nhiễm, suy đa cơ quan, tính mạng nguy kịch, cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội).

Dưới đây là 6 biến chứng nghiêm trọng do thủy đậu, theo bác sĩ Nguyễn Lê Nga, Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC.

Nhiễm trùng da và máu

Các nốt mụn nước thủy đậu thường ngứa, khó chịu. Khi người bệnh gãi, rạch làm vỡ nốt mụn, vi khuẩn có điều kiện xâm nhập tạo thành nhiễm trùng, chốc lở, viêm mô tế bào da. Vi khuẩn còn có thể gây nhiễm trùng máu, suy nội tạng và tỷ lệ tử vong đến 50%.

Viêm não

Viêm não do thủy đậu có tỷ lệ 1/50.000 ca mắc. Khi gặp biến chứng này, người bệnh có nguy cơ tử vong khoảng 15%; tỷ lệ tăng cao hơn nếu bệnh nhân có sử dụng thuốc ức chế miễn dịch. Bệnh để lại nhiều di chứng như bại não, nằm liệt giường...

Ngoài ra, người mắc thủy đậu còn bị mất điều hòa vận động tiểu não cấp tính. Tình trạng này làm giảm trương lực cơ, rung giật nhãn cầu và rối loạn khả năng nói.



Bàn tay của bệnh nhi mắc thủy đậu. Ảnh: Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê


Tổn thương gan, thận

Virus kích hoạt quá trình tự tổn thương của gan, dẫn đến viêm tối cấp, rối loạn chức năng hoặc bệnh viêm tự miễn. Biến chứng nghiêm trọng hơn với người tiền sử bị suy giảm miễn dịch nặng như nhiễm HIV, dùng thuốc ức chế miễn dịch, đang mắc viêm gan.

Ở trẻ em và thanh thiếu niên, mầm bệnh có thể gây Hội chứng Reye - dạng bệnh lý cấp tính khiến sưng gan và não. Nghiêm trọng hơn, người bệnh bị viêm thận cấp dẫn đến tiểu ra máu.

Viêm phổi

Viêm phổi do thủy đậu khiến bệnh nhân ho ra máu, khó thở, sốt cao, nguy kịch tính mạng. Theo nghiên cứu năm 2018 của nhóm tác giả tại Mỹ, đăng tải trên tạp chí Sage, 400 người lớn mắc bệnh thì một người phải nhập viện vì biến chứng viêm phổi.

Các yếu tố tăng tỷ lệ gặp viêm phổi ở người mắc thủy đậu gồm: độ tuổi cao, phát ban nghiêm trọng, hệ thống miễn dịch suy yếu, mang thai (đặc biệt 3 tháng cuối thai kỳ), hút thuốc và mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

Zona thần kinh

Sau khi khỏi bệnh, virus vẫn tồn tại dưới dạng bất hoạt trong các hạch thần kinh. Khi sức đề kháng suy yếu, mầm bệnh tái hoạt động, phát triển thành zona thần kinh, nhiễm trùng da, giảm thị lực, thính lực, đau đớn dai dẳng. Bệnh không nguy hiểm tính mạng song ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống, tinh thần và giấc ngủ.

Tăng nguy cơ đột quỵ

Ở nhóm người có bệnh nền, thủy đậu có thể biến chứng viêm mạch máu, tăng nguy cơ mắc đột quỵ, nhồi máu cơ tim, thiếu máu não thoáng qua, suy tim.



Người lớn tiêm vaccine phòng bệnh tại VNVC. Ảnh: Mộc Thảo


Bác sĩ Lê Nga cho biết, các nguy cơ biến chứng nói trên sẽ giảm thiểu nhờ chăm sóc bệnh nhân đúng cách. Người bệnh không nên kiêng tắm vì cơ thể không vệ sinh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus sinh sống trên da, tăng khả năng nhiễm trùng. Mặc quần áo thoáng mát, tránh trùm kín, không mặc quần áo bó để giảm ma sát, làm vỡ nốt mụn nước.

Về biện pháp phòng bệnh, bác sĩ Nga cho biết vaccine giảm nguy cơ mắc thủy đậu tới 98%. Bà lấy ví dụ tại Mỹ, từ khi chương trình chủng ngừa bệnh bắt đầu vào năm 1995, số ca mắc đã giảm hơn 97%. Trong 25 năm đầu triển khai tiêm chủng tại quốc gia này, vaccine giúp ngăn ngừa hàng chục triệu ca mắc.

Hiện VNVC có các loại vaccine thủy đậu cho trẻ em và người lớn, trong đó mũi Varilrix (Bỉ) sử dụng cho trẻ từ 9 tháng và người lớn. Loại Varivax (Mỹ) và Varicella (Hàn Quốc) dùng được ở trẻ từ 12 tháng và người lớn. Các vaccine đều có lộ trình hai liều tiêm, cách nhau một đến ba tháng tùy độ tuổi bắt đầu.

Mộc Thảo


20h ngày 31/5, Hệ thống tiêm chủng VNVC tư vấn trực tuyến về "Cúm, viêm màng não, thủy đậu và vaccine quan trọng cho trẻ 0-12 tháng". Chương trình có sự tham gia của các chuyên gia:

BS.CKI Nguyễn Lê Nga, Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC
BS Nguyễn Văn Quảng, Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC
ThS.BSNT Nguyễn Thị Ngọc Nga, BS khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chương trình phát sóng trên các kênh truyền thông của VnExpress, VNVC, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Bạn đọc quan tâm, đặt câu hỏi cho chuyên gia .

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom