6 bệnh đường mật dễ tiến triển ung thư

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Sỏi mật, polyp túi mật, túi mật sứ nếu không điều trị kịp thời, theo dõi định kỳ có thể tiến triển thành ung thư.


Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết một số bệnh lý đường mật dưới đây có thể tiến triển thành ung thư.

Sỏi mật hình thành chủ yếu do lắng đọng cholesterol, hay gặp ở phụ nữ hơn nam giới, người tăng mỡ máu, ít vận động. Tình trạng viêm kéo dài có thể dẫn đến thay đổi trong lớp niêm mạc túi mật, tăng nguy cơ phát triển các tế bào ung thư.

Theo bác sĩ Khanh, không phải ai mắc sỏi túi mật sẽ bị ung thư túi mật. Khi sỏi túi mật có kích thước lớn hơn hoặc bằng 3 cm, nguy cơ ung thư cao hơn kích thước sỏi dưới 1 cm. Sỏi túi mật kích thước trên 3 cm dù không có biến chứng và không gây triệu chứng vẫn nên cắt túi mật. Túi mật chứa đầy sỏi không còn chức năng cũng dễ tiến triển ung thư.



Bác sĩ Khanh (giữa) nội soi lấy sỏi ống mật chủ cho người bệnh. Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh


Túi mật sứ
là tình trạng túi mật dày thành và cứng do cặn canxi. Đôi khi tình trạng này xảy ra do viêm túi mật kéo dài hoặc sỏi mật. Người gặp tình trạng này có nguy cơ mắc ung thư túi mật cao.

Polyp túi mật là khối u phình ra từ bề mặt thành túi mật bên trong. Một số polyp được hình thành do lắng đọng cholesterol trong thành túi mật. Một số khác có thể là khối u nhỏ (có thể là ung thư hoặc không phải ung thư) hoặc có thể do viêm.

Các polyp túi mật có kích thước trên 1 cm hoặc tăng trưởng nhanh có nguy cơ cao biến đổi thành ung thư. Bác sĩ thường khuyến nghị người bệnh cắt bỏ túi mật kích thước trên 1 cm.

U nang ống mật chủ là những túi chứa đầy mật dọc theo ống mật chủ, ống dẫn mật từ gan đến túi mật và ruột non. Các nang có thể phát triển lớn theo thời gian, tạo nên các vùng thay đổi tiền ung thư. Theo thời gian chúng làm tăng nguy cơ tiến triển .

Viêm túi mật mạn tính xảy ra khi túi mật bị viêm kéo dài, thường do sỏi mật. Viêm túi mật mạn tính có thể dẫn đến sự thay đổi bất thường trong mô niêm mạc túi mật hoặc túi mật vôi hóa, tăng nguy cơ phát triển tế bào ung thư.

Người bệnh viêm túi mật mạn tính hoặc có các yếu tố nguy cơ khác như sỏi mật, túi mật vôi hóa, viêm nhiễm hệ thống ống mật cần thực hiện khám và tầm soát định kỳ. Nhờ đó bác sĩ có thể phát hiện sớm các dấu hiệu của ung thư túi mật.

Viêm xơ đường mật nguyên phát (PSC) là tình trạng viêm (viêm đường mật) dẫn đến hình thành mô sẹo (xơ cứng). Người mắc bệnh này có nguy cơ ung thư túi mật và ống mật cao hơn do đại tràng viêm loét kéo dài.

Bác sĩ bác sĩ Khanh khuyến cáo người có yếu tố nguy cơ cao như béo phì hoặc thừa cân, phụ nữ sau sinh, người bị sỏi mật, trên 65 tuổi, mắc bệnh viêm túi mật mạn tính, thành túi mật bị vôi hóa, người có polyp túi mật lớn... cần khám cần khám, tầm soát để sớm phát hiện sỏi túi mật.

Các phương tiện chẩn đoán hình ảnh tiên tiến như siêu âm ổ bụng, chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ, nội soi qua đường miệng... có thể phát hiện sỏi mật, polyp túi mật, các bất thường đường mật. Nhờ đó, người bệnh được xử trí kịp thời, tránh tiến triển ung thư.

Lục Bảo

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiêu hóa để bác sĩ giải đáp

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom