5 vaccine giúp thai phụ phòng bệnh hô hấp

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Tiêm đủ vaccine phế cầu khuẩn, cúm, ho gà - bạch hầu - uốn ván, sởi, thủy đậu giúp thai phụ tránh bệnh hô hấp, truyền kháng thể bảo vệ bé trong những tháng đầu đời.


Bác sĩ Bùi Thanh Phong, Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC, khuyến cáo như trên trong bối cảnh thời tiết mưa nhiều, các tác nhân gây viêm phổi như vi khuẩn ho gà, phế cầu khuẩn, virus sởi, thủy đậu... hoạt động mạnh hơn. Thai phụ có hệ miễn dịch suy yếu hơn so với người bình thường, vì vậy cần chủng ngừa đủ các loại vaccine dưới đây nhằm tránh nguy cơ mắc bệnh.

Vaccine ngừa phế cầu khuẩn

Phế cầu khuẩn có thể gây ra viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng huyết và viêm màng não... Các bệnh này để lại di chứng thần kinh khi không điều trị kịp thời. Trong thai kỳ, viêm phổi làm tăng nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển, thai lưu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận phế cầu gây ra số ca bệnh cao thứ 3 trên thế giới, nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất trong số các virus, vi khuẩn.

Vaccine ngừa Prevenar 13 (Bỉ) cần tiêm một mũi trước khi mang thai tối thiểu một tháng. Mũi tiêm có hiệu quả bảo vệ đến 97%, tránh các biến chứng bệnh do phế cầu, trong đó có viêm phổi.

Vaccine ngừa sởi

Thai phụ mắc sởi trong ba tháng đầu gây nguy cơ dị tật, nhẹ cân ở em bé khi chào đời. Nếu nhiễm sởi vào ba tháng giữa hoặc ba tháng cuối, thai phụ có thể sảy thai, sinh non, tử vong.

Vaccine sởi không được chỉ định cho thai phụ, vì vậy cần tiêm trước khi mang thai tối thiểu ba tháng. Có ba loại vaccine sởi gồm: sởi đơn, sởi - rubella và sởi - quai bị - rubella. Phác đồ tiêm gồm hai mũi, hiệu quả bảo vệ đến 98% sau liều thứ hai.

Ngoài tiêm phòng, thai phụ cần tăng phòng bệnh bằng cách tránh bệnh nhân, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang ở nơi đông người...



Phụ nữ mang thai tiêm vaccine tại VNVC. Ảnh: Mộc Thảo


Vaccine ngừa thủy đậu

Thai phụ mắc thủy đậu nếu biến chứng viêm phổi nguy cơ tử vong đến 20%. Nếu nhiễm bệnh ba tháng cuối thai kỳ hoặc 2-5 ngày sau sinh, em bé có thể mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh, tỷ lệ tử vong khoảng 30%.

Tiêm chủng là biện pháp tốt nhất để có miễn dịch cho mẹ, loại bỏ nguy cơ dị tật ở thai nhi, giúp trẻ tạo miễn dịch thụ động trong những tháng đầu đời. Vaccine thủy đậu có khả năng phòng bệnh đến 98% sau hai liều. Phụ nữ cần tiêm trước mang thai ba tháng.

"Vaccine an toàn và tạo miễn dịch gần như suốt đời", bác sĩ Phong cho biết.

Vaccine bạch hầu, ho gà, uốn ván

Vi khuẩn bạch hầu tạo ra lớp giả mạc màu trắng tại hầu họng, cản trở hô hấp. Thai phụ mắc bạch hầu có thể gặp nhiều biến chứng như khó thở gây thiếu oxy, tăng nguy cơ tử vong và sảy thai.

Ho gà gây các cơn ho kịch phát, kéo dài, ảnh hưởng đến lượng oxy cung cấp cho thai nhi. Bệnh rất dễ lây nhiễm trên trẻ nhỏ, đặc biệt đối tượng dưới 2 tháng tuổi (chưa đủ tuổi tiêm chủng).

Còn vi khuẩn uốn ván có thể lây nhiễm thông qua dây rốn trong khi sinh nở. Bệnh uốn ván rốn sơ sinh gây nhiễm độc thần kinh trung ương, khiến trẻ ngừng thở, ngừng tim, nguy cơ tử vong cao.

Do đó, thai phụ được khuyến cáo tiêm một mũi vaccine bạch hầu - ho gà - uốn ván trong mỗi thai kỳ và nhắc lại sau mỗi 10 năm. Hiệu quả vaccine đến 97%.



Minh họa phụ nữ mang thai tiêm vaccine. Ảnh: Vecteezy


Vaccine cúm

Nhiều thai phụ cho rằng cúm là bệnh nhẹ, có thể tự khỏi nên không cần tiêm ngừa. Thực tế, cúm khiến thai phụ sốt cao trên 39 độ C, toàn thân nhức mỏi, ngạt mũi, đau họng, khó thở, thời gian khỏi bệnh lâu hơn bình thường.

Biến chứng phổ biến nhất khi mắc cúm là viêm phế quản dẫn đến viêm phổi. Thai phụ viêm phổi có thể phải thở máy, sử dụng kháng sinh liều cao, ECMO (hệ thống oxy hóa màng ngoài cơ thể), ảnh hưởng an toàn của mẹ và thai nhi.

Tiêm vaccine là biện pháp hiệu quả nhất để phòng cúm. Vaccine cúm an toàn, có hiệu quả tốt nhất khi tiêm trước khi mang thai hoặc tiêm trong 3 tháng giữa, cuối thai kỳ.

Mũi tiêm được chứng minh giảm 50% nguy cơ nhiễm trùng hô hấp cấp tính và 27% tỷ lệ sinh non. Thai phụ tiêm phòng cúm có thể truyền kháng thể cho thai nhi, bảo vệ em bé trong 6 tháng đầu đời.

Ngoài chủng ngừa đủ liều, đúng lịch, bác sĩ Phong khuyến cáo thai phụ kết hợp các biện pháp phòng bệnh như rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách khi đến nơi đông người. Chế độ dinh dưỡng đa dạng, bổ sung đủ chất, kết hợp vận động nhẹ nhàng. Gia đình, người chăm sóc cũng cần tiêm ngừa nhằm hạn chế mắc bệnh.

Mộc Thảo


9h ngày 20/7, Hệ thống tiêm chủng VNVC và Pfizer Việt Nam tổ chức lớp tư vấn sức khỏe thai sản số 28 với hai bài giảng:
- "Hướng dẫn massage cho trẻ sơ sinh tại nhà" do hộ sinh Nguyễn Thị Ngoan, Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM trình bày.
- "Các vaccine phòng ngừa dị tật thai bẩm sinh cho trẻ" do bác sĩ Bùi Thanh Phong, Quản lý Y khoa hệ thống tiêm chủng VNVC trình bày.
Lớp học diễn ra tại VNVC An Lạc, số 539A-539B Kinh Dương Vương, khu phố 1, phường An Lạc, quận Bình Tân, TP HCM. Độc giả đăng ký .

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom