5 loại trà giúp giảm mỡ máu

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Trà xanh, lá sen, atiso, gừng cung cấp nhiều hợp chất chống oxy hóa có tác dụng cải thiện nồng độ mỡ trong máu.


Mỡ máu cao là nguyên nhân gây xơ vữa động mạch, dẫn đến hẹp hoặc tắc nghẽn mạch máu, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng, Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome, cho biết một số loại trà chứa các chất chống oxy hóa hỗ trợ giảm mức triglyceride và cholesterol xấu (LDL) trong máu, tăng cholesterol tốt (HDL).

Trà xanh chứa nhiều chất catechin như epigallocatechin gallate (EGCG), epicatechin, epicatechin gallate, epigallocatechin có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Chúng ức chế các enzyme liên quan đến quá trình tổng hợp lipid ở gan, giảm hấp thu cholesterol ở đường ruột, từ đó cải thiện nồng độ lipid trong máu. Chất chống oxy hóa trong trà xanh còn bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của gốc tự do, hỗ trợ kháng viêm, giảm nguy cơ hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu.

Trà lá sen giàu hợp chất nuciferin có thể ức chế quá trình tạo mỡ bằng cách kiểm soát hoạt động của enzyme fatty acid synthase (FAS) xúc tác quá trình tổng hợp chất béo ở gan. Người thường xuyên uống trà lá sen có thể làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần, triglyceride và LDL trong huyết thanh. Trà còn hỗ trợ cải thiện độ nhạy insulin và giảm tình trạng viêm. Nhờ đó người bệnh có thể kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và dự phòng biến chứng tim mạch.

Trà atiso cung cấp nhiều chất chống oxy hóa như axit caffeoylquinic (cynarin, axit chlorogenic), flavonoid (luteolin, các dẫn xuất glucoside), cynaropicrin, sesquiterpene lactone. Chất chống oxy hóa trong trà atiso có thể ức chế HMG CoA reductase - một loại enzyme thúc đẩy quá trình tổng hợp cholesterol ở gan. Quá trình này góp phần giảm tổng hợp cholesterol mới trong cơ thể và hỗ trợ điều trị bệnh máu nhiễm mỡ.

Trà linh chi có tinh bột phức hợp polysaccharide, giảm cholesterol và triglyceride máu bằng cách tăng cường hoạt động của các enzyme chống oxy hóa tại gan như GSH-Px và SOD. Chúng làm giảm căng thẳng oxy hóa và cải thiện quá trình chuyển hóa chất béo của gan. Loại trà này còn có các hợp chất chống oxy hóa thuộc nhóm triterpenoids giúp điều chỉnh hệ vi sinh vật trong đường ruột, ức chế gene thúc đẩy quá trình tổng hợp lipid và cholesterol ở gan, góp phần cải thiện mỡ máu.

Trà gừng có hợp chất chống oxy hóa gingerol, giảm mỡ máu bằng cách tăng cường hoạt động của enzyme AMPK. Hợp chất gingerol trong trà gừng còn kích hoạt PGC-1α - một chất đồng hoạt hóa then chốt có khả năng điều chỉnh các gene liên quan đến quá trình oxy hóa axit béo trong ty thể. Từ đó, chúng hỗ trợ tế bào gan chuyển hóa chất béo và giảm mỡ máu.

Bác sĩ Duy Tùng cho biết uống trà không thể thay thế cho thuốc điều trị, chế độ dinh dưỡng và lối sống khoa học. Người bệnh nên duy trì chế độ ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi phù hợp. Kết hợp uống các loại trà với nước lọc để bổ sung nước cho cơ thể khoảng 1,5-2 lít mỗi ngày. Hạn chế uống nước ngọt, trà sữa.

Người bệnh mỡ máu cao nên tuân thủ phác đồ điều trị và tái khám định kỳ theo lịch hẹn với bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Bổ sung tinh chất thiên nhiên (chiết xuất từ phấn mía Nam Mỹ) hỗ trợ điều hòa cholesterol tự nhiên, cải thiện hoạt động của các receptor (thụ thể tế bào), góp phần điều hòa mỡ máu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng huyết áp.

Trường Giang

Độc giả đặt câu hỏi về dinh dưỡng để bác sĩ giải đáp

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom