5 hoạt động người bệnh thoái hóa khớp gối nên tránh

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Người bị thoái hóa khớp gối nên tránh hoặc hạn chế các môn thể thao tác động mạnh, động tác lặp lại, nâng vật nặng vì gây căng thẳng cho khớp gối, khiến bệnh nặng hơn.


Đầu gối thường là vị trí bị thoái hóa khớp nhiều nhất. Tình trạng này xảy ra khi lớp sụn ở đầu gối hư hỏng, có thể do lão hóa, thừa cân, chấn thương hoặc nhiều nguyên nhân khác. Bệnh tiến triển thầm lặng theo thời gian trước khi gây ra các triệu chứng như đau, cứng, sưng khớp, hạn chế vận động, đầu gối kêu lộc cộc.

Thoái hóa khớp không thể chữa khỏi nhưng có nhiều cách để kiểm soát các triệu chứng. Tránh một số hoạt động không có lợi dưới đây có thể giúp người bệnh giảm đau, ngăn bệnh tiến triển.

Chạy trên bề mặt gồ ghề

Chạy hoặc tập thể dục trên bề mặt không bằng phẳng có thể làm nặng thêm tình trạng thoái hóa khớp gối do khớp gối bị xoay và xoắn vặn không tự nhiên. Thay vào đó, người bệnh có thể chọn tập trên máy chạy bộ hoặc đường chạy.



Người bị thoái hóa khớp gối nên chạy bộ trên bề mặt phẳng hoặc chuyển sang đi bộ để ngăn ngừa bệnh tiến triển. Ảnh: Như Quỳnh


Môn thể thao tác động mạnh

Các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ... có thể gây căng thẳng cho các khớp chịu trọng lượng của cơ thể như khớp gối. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các chấn thương làm trầm trọng thêm tình trạng thoái hóa. Nếu thích những bộ môn này, người bệnh nên trao đổi với chuyên gia y tế về cách điều chỉnh vận động phù hợp.

Chuyển động lặp lại

Các chuyển động lặp đi lặp lại liên quan đến công việc, sở thích hoặc tập thể dục có thể làm tổn thương thêm khớp gối đã bị suy yếu. Nếu buộc phải chuyển động lặp lại, người bệnh nên nghỉ ngơi thường xuyên và đúng tư thế để giảm tổn thương khớp.

Nâng vật nặng

Tương tự như bài tập tác động mạnh, nâng vật nặng có thể gây căng thẳng không cần thiết cho khớp gối. Khi nâng, người bệnh nên đảm bảo sử dụng kỹ thuật phù hợp để giảm tổn thương khớp hoặc nhờ người khác hỗ trợ để giảm áp lực cho khớp.

Đi giày cao gót

Người bị cần tránh đi giày cao gót vì loại giày này gây căng thẳng cho khớp. Nên chọn có gót từ 5 cm trở xuống hoặc hạn chế thời gian đi giày cao gót.

Các hoạt động có thể làm giảm hoặc cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp gối gồm đi bộ, đạp xe, bơi lội, thể dục nhịp điệu dưới nước, yoga, thái cực quyền.

Người bệnh có thể tăng cường hiệu quả của các bài tập tác động thấp bằng cách kết hợp thêm dây kháng lực hoặc tạ nhẹ. Đeo nẹp đầu gối khi tập thể dục để hỗ trợ khớp.

Chọn những đôi giày thể thao thoải mái, phù hợp khi vận động. Luôn khởi động kỹ trước khi tập luyện. Nếu khớp bị đau, hãy chườm nóng trước khi tập thể dục để giảm cứng khớp. Chia nhỏ bài tập có tác động cao bằng các lựa chọn thay thế có tác động thấp.

Dành vài phút để giãn các khớp sau khi vận động. Chườm lạnh cũng có thể giúp giảm đau và sưng khớp.

Bạn nên ngừng tập thể dục và gặp bác sĩ nếu khớp gối sưng tấy, đau nhói, đau khiến đi khập khiễng hoặc thay đổi dáng đi, khớp có cảm giác ấm khi chạm vào hoặc đỏ lên, đau kéo dài hơn hai giờ sau khi tập thể dục hoặc trầm trọng vào ban đêm.

Anh Ngọc (Theo Verywell Health)

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh cơ xương khớp để bác sĩ giải đáp

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom