5 biến chứng do sốt co giật ở trẻ

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Sốt co giật thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tuổi, nếu không xử trí kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm như tổn thương não bộ, động kinh, tăng động giảm chú ý.


Sốt là triệu chứng cơ thể phản ứng nhằm chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh. Về cơ bản, đây là biểu hiện có lợi. BS.CKI Lâm Bội Hy, khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết có khoảng 2-5% trẻ trong độ tuổi 6 tháng đến 6 tuổi có khả năng bị sốt co giật do não bộ chưa thực sự phát triển hoàn chỉnh. Trẻ nhạy cảm với sự thay đổi của thân nhiệt, gây kích thích bộ não, dẫn đến tình trạng này.

Khi sốt cao khoảng 39-40 độ C, nhiệt độ cơ thể tăng đột ngột, trẻ có thể mất ý thức, co cứng người, nôn ói, sùi bọt mép, trợn mắt, tay chân co giật toàn thân. Tình trạng thường diễn ra trong khoảng vài phút và có thể tự hết.

Sốt co giật có thể lành tính hoặc do nguyên nhân nhiễm trùng, bệnh lý chuyển hóa hoặc di truyền. Tuy nhiên, nếu tái diễn nhiều lần ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, để lại các biến chứng nguy hiểm.

Tổn thương não bộ

Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt co giật là do sự phóng điện đột ngột quá mức của một số nơron thần kinh. Nếu tình trạng này diễn ra nhiều lần khiến tế bào não bị tổn thương, ảnh hưởng đến trí nhớ, cảm xúc, hành vi hay ngôn ngữ của trẻ.

Động kinh

Trẻ bị sốt cao co giật dễ bị bệnh động kinh, nhất là ở trẻ dưới 12 tháng tuổi, cơn co giật khu trú, kéo dài trên 5 phút, có thể kèm rối loạn tri giác sau cơn, xuất hiện nhiều lần trong vòng 24 giờ. Trẻ có bất thường não bẩm sinh hoặc co giật dưới 12 tháng tuổi, cha mẹ có tiền sử động kinh có nguy cơ cao xảy ra tình trạng này.

Tăng động giảm chú ý

Trẻ có tiền sử bị sốt co giật có nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý cao hơn so với trẻ khỏe mạnh. Trẻ không thể tập trung, khó kiểm soát hành vi, thường có hành động phấn khích, kích động quá mức, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Hội chứng rối loạn tic

Sốt co giật và hội chứng tic là những rối loạn thần kinh phổ biến ở trẻ nhỏ với những điểm tương đồng về mặt lâm sàng. Trẻ mắc hội chứng tic bị rối loạn vận động hay phát âm không chủ đích, lặp lại nhiều lần. Biểu hiện thường gặp là nói lắp, lẩm bẩm trong miệng hay la hét to. Bé còn có các hành động như lắc đầu, nhảy nhót liên tục và có thể thở dốc, giật cơ hàm.

Ảnh hưởng tâm lý

Khi mắc bệnh, trẻ thường lo lắng, sợ hãi, dẫn đến nhút nhát, tự ti, dần ảnh hưởng đến tâm lý. Cơn co giật bất ngờ xảy ra có thể khiến trẻ bị ngã gây chấn thương não. Biến chứng sốt cao co giật ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất và chất lượng cuộc sống. Bác sĩ Bội Hy khuyến cáo phụ huynh cần nắm rõ cách hạ sốt, sơ cứu, chăm sóc để bé sớm hồi phục, phòng ngừa rủi ro.

Trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên cần uống thuốc hạ sốt, nằm lên chăn nệm hoặc mặt phẳng êm, để nằm nghiêng hoặc ngửa ở nơi thoáng mát. Bé không nên mặc đồ quá dày, có thể lau người bằng khăn ấm. Tuyệt đối không được lau bằng nước đá, nước chanh. Khi , cha mẹ không ghì chặt hay đưa bất cứ thứ gì vào miệng con vì có thể gây sặc, ngạt thở.



Phụ huynh có thể làm mát cơ thể cho trẻ khi sốt. Ảnh minh họa: Bệnh viện cung cấp


Phụ huynh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Thông thường, paracetamol được chỉ định với liều lượng 10-15mg/kg/lần (uống hoặc đặt hậu môn), lặp lại sau 4-6 giờ nếu trẻ vẫn chưa hạ sốt.

Nếu trẻ sốt cao kéo dài và nhiệt độ cơ thể tăng sau khi hết thuốc, phụ huynh cần đưa con đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Đình Lâm

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom