49 NĂM THÀNH LẬP BÁO NGƯỜI LAO ĐỘNG: Gần nửa thế kỷ chinh phục tầm cao mới

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Nếu tính đủ, Báo Người Lao Động - tiền thân là Báo Công Nhân Giải Phóng - nay đã ngấp nghé 60 năm. Bởi từ năm 1965, Báo Công Nhân Giải Phóng, vũ khí đấu tranh của lực lượng công nhân lao động Sài Gòn - Gia Định, đã in những bản đầu tiên dưới hầm sâu trên quê hương cách mạng Củ Chi, được bí mật đưa về nội thành để phát hành. Trải qua nhiều lần trạm in bị địch càn quét, đánh phá, các thành viên ban biên tập bị bắt giam, tờ báo phải tạm đóng cửa vào năm 1967, để rồi 8 năm sau, khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, Báo Công Nhân Giải Phóng chính thức được thành lập. Đến năm 1990, báo đổi tên thành Người Lao Động cho đến nay.

NHỮNG BƯỚC NGOẶT ĐÁNG NHỚ

Nhắc lại như vậy để bạn đọc nắm rõ thêm lịch sử của tờ báo, vừa hào hùng vừa có bề sâu. Đấy cũng như một lời nhắc nhở đối với các thế hệ làm báo ở Người Lao Động, vừa biết tự hào về một cái tên bình dị mà cao cả, vừa có trách nhiệm kế thừa những thành tựu các đồng nghiệp đi trước đã gầy dựng đồng thời mang trọng trách phát triển tờ báo lên tầm cao mới.

Suốt 49 năm làm nhiệm vụ báo chí cách mạng, Báo Công Nhân Giải Phóng - Người Lao Động đã trải qua bao thăng trầm, không kể hết được. Trong đó, có thể nhắc đến một số cột mốc, bước ngoặt có ảnh hưởng sâu sắc tới bản sắc, tầm vóc và vị thế Báo Người Lao Động hiện nay:

49 NĂM THÀNH LẬP BÁO NGƯỜI LAO ĐỘNG: Gần nửa thế kỷ chinh phục tầm cao mới- Ảnh 1.


Báo Người Lao Động tổ chức tọa đàm “AI - động lực phát triển báo chí số” và trao chứng nhận khóa đào tạo “Ứng dụng AI trong sáng tạo nội dung báo chí số” cho học viên là phóng viên, biên tập viên của báo. Ảnh: HOÀNG TRIỀU


* THÁNG 10-1995: Báo in có thêm Phụ trương Việc làm - Đời sống, cùng lúc đó thay đổi măng-sét. Rất nhanh, phụ trương này được bạn đọc đón nhận rất tích cực. Từ "ngọn gió" tiên phong này, một tháng sau, 2 báo bạn cũng làm: Tuổi Trẻ in Tuổi trẻ và Việc làm; Phụ Nữ TP HCM in Phụ nữ và Việc làm.

Sang tháng 4-1996, Việc làm - Đời sống chính thức chuyển thành trang nội dung. Mảng lao động, trong đó đặc biệt là việc làm, đã định hình nên bản sắc, "đặc sản", thế mạnh của Báo Người Lao Động mãi về sau.

* NĂM 2000-2001: Bắt đầu tự chủ tài chính toàn diện. Đổi khổ báo in từ A2 sang A3. Đặc biệt, ra mắt tuần san Thế giới @ và website điện tử www.nld.com.vn.

Thế giới @ chuyên về công nghệ thông tin - viễn thông, được phát triển từ chuyên trang Công nghệ thông tin trên báo in trước đó, sau một thời gian ngắn trình làng đã đạt tirage phát hành trên 30.000 bản/kỳ. Còn www.nld.com.vn là một trong những website điện tử đầu tiên của làng báo phía Nam. Từ đây làm nền tảng cho báo điện tử Người Lao Động phát triển về sau.

* TÒA SOẠN HỘI TỤ là mô hình báo chí hiện đại, phổ biến tại Việt Nam từ những năm 2010, lúc này so với báo chí thế giới đã có độ trễ tầm 3-5 năm. Không thể đứng ngoài cuộc, Ban Biên tập quyết định đầu tư cho báo điện tử bằng cách tổ chức lại bộ máy, nhân sự, song song đó lập đề án xin giấy phép báo điện tử. Từ chỗ có một ban điện tử chưa đầy chục người, Ban Biên tập cho giải tán, xây dựng quy trình mới và theo đó, toàn cơ quan làm báo điện tử!

Tháng 8-2011, tòa soạn hội tụ (newsroom convergence) của Báo Người Lao Động chính thức vận hành (lúc này đang làm việc ở trụ sở "mượn tạm" của cơ quan chủ quản - LĐLĐ TP HCM, số 14 Cách Mạng Tháng Tám, quận 1). Tháng 6-2012, khi chuyển về trụ sở mới xây xong (cho đến nay, tại 123 Võ Văn Tần, quận 3), nhờ không gian thuận tiện, cơ sở vật chất hiện đại nên tòa soạn hội tụ định hình rõ nét hơn, vận hành suôn sẻ, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.

* CUỐI NĂM 2018, ĐẦU NĂM 2019, Báo Người Lao Động có sự định hướng lại khá cơ bản về nội dung và các hoạt động sau mặt báo, theo phương châm mới: Nhanh - Hay - Chính xác - Trách nhiệm - Nhân văn.

Báo in được cải tiến hằng năm, báo điện tử liên tục đổi mới cách làm. Thông tin tất nhiên phải chủ trương có thật sớm và hấp dẫn, song không vì hai yêu cầu này mà nội dung đăng báo thiếu khách quan, sai sự thật, thậm chí vi phạm đạo đức và pháp luật báo chí. Đây hoàn toàn không phải là yêu cầu dễ dàng đối với đội ngũ. Nhưng "mệnh lệnh" này đã được thi hành xuyên suốt.

Còn "trách nhiệm" chính là tinh thần xây dựng của tờ báo đối với vấn đề bài viết nêu (constructive journalism). Về "nhân văn", Báo Người Lao Động dành rất nhiều đất cho các tuyến bài tích cực, mà tiêu biểu là hàng loạt cuộc thi viết biểu dương người tốt - việc tốt, sống tử tế, sống có ích như "Người Thầy kính yêu", "Người Thầy thuốc trong tôi", "Lòng tốt quanh ta", "Nâng bước người lao động", "Tự hào hàng Việt"..., được bạn đọc khen ngợi thật lòng, bạn viết hưởng ứng nhiệt thành.

49 NĂM THÀNH LẬP BÁO NGƯỜI LAO ĐỘNG: Gần nửa thế kỷ chinh phục tầm cao mới- Ảnh 2.


Phóng viên Bích Vân của Báo Người Lao Động tác nghiệp ở nhà giàn DK1/8, vào tháng 4-2024. Ảnh: BÍCH HỒ


Và không thể không kể đến "Tự hào cờ Tổ quốc", tên ban đầu là "Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển", được Báo Người Lao Động phát động và tổ chức thực hiện từ đầu tháng 6-2019. Qua 5 năm, với 418 sự kiện được tổ chức, 3 hợp phần "Triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển", "Cờ Tổ quốc biên cương", "Đường cờ Tổ quốc", chương trình đã tặng hơn 2.130.820 lá cờ cùng nhiều vật phẩm giá trị khác. "Tự hào cờ Tổ quốc" đã tạo được tiếng vang lớn, không chỉ nâng tầm Báo Người Lao Động mà qua đó, chương trình đã chung tay giáo dục truyền thống, thắp lửa yêu nước trong toàn dân, toàn quân…

* ĐẦU NĂM 2021, có một bước ngoặt quan trọng của Báo Người Lao Động: Thực hiện quyết định về quy hoạch, sắp xếp báo chí toàn quốc của Trung ương, Báo Người Lao Động về với cơ quan chủ quản mới là Thành ủy TP HCM.

Trong quý I/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động báo chí mới cho Báo Người Lao Động; Thành ủy TP HCM ra quyết định bổ nhiệm Tổng Biên tập và các Phó Tổng Biên tập; Báo Người Lao Động đổi măng-sét mới, đồng thời triển khai một số đề án quan trọng. Trong số đó có "chiến lược lõi" là chuyển đổi số.

DẤU ẤN CHUYỂN ĐỔI SỐ

Chuyển đổi số (digital transformation) không đơn thuần chỉ là số hóa (số hóa dữ liệu: digitization, số hóa quy trình: digitalization). Nó ở bậc phát triển cao hơn và phức tạp hơn nhiều so với số hóa. Chuyển đổi số bao gồm cả hoạt động số hóa và các hoạt động khác làm thay đổi tổng thể, toàn diện cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc, tư duy, thói quen, văn hóa và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số, nhờ đó tạo ra cách làm mới có hiệu quả cao hơn.


Từ giữa năm 2021, Báo Người Lao Động đã bắt tay chuyển đổi số. Cơ sở thực hiện là Nghị quyết của Đảng ủy, đầu mối - cũng là nhóm chủ lực - là Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số, nền tảng thực thi là Đề án chuyển đổi số Báo Người Lao Động giai đoạn I từ năm 2021 đến cuối năm 2023, với 7 nhóm việc trọng yếu.

Bằng quyết tâm cao và liên tục sáng tạo trong điều kiện tài chính hạn hẹp, Báo Người Lao Động đã thực hiện chuyển đổi số khá nhuần nhuyễn và ấn tượng. Quá trình này dài dòng, không thể kể chi tiết, chỉ nêu tóm gọn một số thành quả đáng ghi nhận: Áp dụng triệt để "Tòa soạn không giấy" trong quy trình xuất bản báo in. Đưa nhiều công nghệ mới, nhất là trí thông minh nhân tạo (AI) vào sản xuất và phân phối nội dung báo điện tử cũng như hoạt động Tòa soạn. Trở thành nhật báo (in) đầu tiên của Việt Nam và là cơ quan báo chí đầu tiên ở phía Nam công bố thu phí đọc báo điện tử, tại chuyên mục báo chí cao cấp "Dành cho bạn đọc VIP" (từ ngày 28-7-2022).

Với hàng loạt nỗ lực kể trên, cuối năm 2023, Báo Người Lao Động được Bộ Thông tin và Truyền thông xếp vào top 10 cơ quan báo, đài trên toàn quốc có mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí "Xuất sắc"; trong top 5 cơ quan báo chí địa phương, Báo Người Lao Động dẫn đầu với hạng "Xuất sắc".

Thành tích này là động lực thôi thúc chúng tôi tiếp tục cố gắng để có thêm nhiều "trái ngọt" trên địa hạt chuyển đổi số vốn rất tốn kém và nhọc nhằn.


Mãi mãi tinh thần phụng sự bạn đọc

Gần tròn nửa thế kỷ hăng say lao động và phụng hiến cho cộng đồng, đội ngũ Báo Người Lao Động hôm nay vẫn vững vàng tinh thần chiến đấu và giữ đều nhịp đập nhân văn của trái tim người cầm bút. Bạn đọc là trên hết, ngày hôm qua, hôm nay và ngày mai vẫn thế, những gì chúng tôi nỗ lực đều vì bạn đọc, cùng bạn đọc. Và sau tất cả, rất mong quý độc giả, quý đối tác tiếp tục đồng hành với Báo Người Lao Động trên chặng đường sắp tới.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom