Cha mẹ là người thầy đầu tiên của con cái trước khi trẻ tự lập và trưởng thành. Quá trình trưởng thành của trẻ cần có sự tham gia của cha mẹ. Trong quá trình này cha mẹ cần phải phải phát huy tốt vai trò của mình, giúp con vượt qua những trở ngại, khó khăn. Có 4 vai trò mà cha mẹ ngày nay cần phải chú ý khi nuôi dạy con cái.
Cha mẹ đã quyết định sinh con ra thì điều đầu tiên là phải chăm sóc tốt cho con mình. Việc chăm sóc ở đây không có nghĩa là làm tất cả mọi thứ cho trẻ. Nhiều người có thói quen làm thay mọi thứ cho con, can thiệp vào mọi việc của con, điều này khiến đứa trẻ bỏ lỡ nhiều cơ hội rèn luyện bản thân.
Tùy theo từng mức độ mà con gặp phải mà cha mẹ hãy đánh giá, từ đó có nên giúp đỡ con hay không. Nếu điều đó trẻ không thể tự mình hoàn thành, cha mẹ nên hướng dẫn trước khi đưa tay ra giúp đỡ.
Ảnh: Mombaby
Cha mẹ đóng vai trò là người cổ vũ bằng cách khuyến khích con mình cố gắng, tạo động lực để chúng tiến về phía trước.
Có 2 tình huống cha mẹ cần khuyến khích con:
- Trẻ em sẽ gặp nhiều vấn đề khi lớn lên và đối mặt với những thử thách khác nhau. Lúc này, trẻ cần một sức mạnh tinh thần để vượt qua thử thách. Điều cha mẹ cần làm là động viên, tiếp thêm sự tự tin cho con mình.
- Trẻ cảm thấy nản lòng khi gặp khó khăn, thất bại. Nếu không được giải quyết kịp những khó khăn, trở ngại đó, nó sẽ làm tổn hại đến sự tự tin, tinh thần dám nghĩ dám làm và hứng thú học tập của trẻ.
Khi trẻ gặp khó khăn, cha mẹ nên kịp thời tìm hiểu nguyên nhân khiến con thất bại, từ đó giúp con vượt qua khó khăn, loại bỏ nỗi sợ thất bại. Sự khuyến khích kịp thời từ cha mẹ có thể xóa tan tâm lý tiêu cực ở trẻ một cách hiệu quả, tạo động lực và giúp trẻ có trạng thái tinh thần tốt hơn.
Ảnh: Mombaby
Tiềm năng của bộ não con người vô hạn nhưng mấu chốt là làm sao để khai phá nó?
Cha mẹ cần phải giỏi trong việc phát hiện điểm mạnh, tiềm năng của con mình, từ đó phát huy điểm mạnh, cải thiện điểm yếu của con một cách kịp thời. Hãy để tiềm năng của trẻ được phát huy tối đa chứ không phải kìm hãm, cũng như không ép trẻ làm những việc chúng không muốn làm.
Cha mẹ nên để con tự do phát triển năng lực của mình, từ đó có những hướng dẫn kịp thời để định hướng năng lực của con đi đúng hướng.
Môi trường là yếu tố quyết định những thành tựu trong tương lai của con người và gia đình là môi trường sống đầu tiên của con cái. Nếu cha mẹ tạo được môi trường phù hợp cho con phát huy tiềm năng, chắc chắn trẻ sẽ trở thành những tài năng kiệt xuất trong tương lai.
Trẻ em sẽ gặp nhiều vấn đề khác nhau khi lớn lên, bao gồm các vấn đề về thể chất và tâm lý. Một đứa trẻ cần có một người bạn thân để chia sẻ những khó khăn khi lớn lên cùng mình. Cha mẹ phải đóng vai trò là người bạn thân thiết của con cái khi chúng gặp phải vấn đề và cùng nhau giải quyết.
Bình đẳng là điều kiện tiên quyết để thiết lập một tình bạn. Nếu con cái và cha mẹ thấu hiểu nhau, thường xuyên chia sẻ, tâm sự, trẻ sẽ ít gặp vấn đề hơn. Bởi vì trong mối quan hệ này, con cái và cha mẹ sẽ nói về mọi thứ. Bằng cách này, cha mẹ sẽ kịp thời biết được những suy nghĩ, hành vi của con mình, những gì cha mẹ nói sẽ ảnh hưởng đến con cái.
Theo Phan Hằng
Theo PNS
Copy link
Link bài gốc
Lấy link! https://phunuso.baophunuthudo.vn/4-...i-nho-khi-nuoi-day-con-193240722213158168.htm
Xem tiếp...
1. Người giám hộ: Chăm sóc con nhưng không nên can thiệp quá nhiều
Cha mẹ đã quyết định sinh con ra thì điều đầu tiên là phải chăm sóc tốt cho con mình. Việc chăm sóc ở đây không có nghĩa là làm tất cả mọi thứ cho trẻ. Nhiều người có thói quen làm thay mọi thứ cho con, can thiệp vào mọi việc của con, điều này khiến đứa trẻ bỏ lỡ nhiều cơ hội rèn luyện bản thân.
Tùy theo từng mức độ mà con gặp phải mà cha mẹ hãy đánh giá, từ đó có nên giúp đỡ con hay không. Nếu điều đó trẻ không thể tự mình hoàn thành, cha mẹ nên hướng dẫn trước khi đưa tay ra giúp đỡ.
Ảnh: Mombaby
2. Người cổ vũ: Truyền cảm hứng tự hoàn thiện bản thân
Cha mẹ đóng vai trò là người cổ vũ bằng cách khuyến khích con mình cố gắng, tạo động lực để chúng tiến về phía trước.
Có 2 tình huống cha mẹ cần khuyến khích con:
- Trẻ em sẽ gặp nhiều vấn đề khi lớn lên và đối mặt với những thử thách khác nhau. Lúc này, trẻ cần một sức mạnh tinh thần để vượt qua thử thách. Điều cha mẹ cần làm là động viên, tiếp thêm sự tự tin cho con mình.
- Trẻ cảm thấy nản lòng khi gặp khó khăn, thất bại. Nếu không được giải quyết kịp những khó khăn, trở ngại đó, nó sẽ làm tổn hại đến sự tự tin, tinh thần dám nghĩ dám làm và hứng thú học tập của trẻ.
Khi trẻ gặp khó khăn, cha mẹ nên kịp thời tìm hiểu nguyên nhân khiến con thất bại, từ đó giúp con vượt qua khó khăn, loại bỏ nỗi sợ thất bại. Sự khuyến khích kịp thời từ cha mẹ có thể xóa tan tâm lý tiêu cực ở trẻ một cách hiệu quả, tạo động lực và giúp trẻ có trạng thái tinh thần tốt hơn.
Ảnh: Mombaby
3. Người hiểu biết: Khám phá tiềm năng của con cái
Tiềm năng của bộ não con người vô hạn nhưng mấu chốt là làm sao để khai phá nó?
Cha mẹ cần phải giỏi trong việc phát hiện điểm mạnh, tiềm năng của con mình, từ đó phát huy điểm mạnh, cải thiện điểm yếu của con một cách kịp thời. Hãy để tiềm năng của trẻ được phát huy tối đa chứ không phải kìm hãm, cũng như không ép trẻ làm những việc chúng không muốn làm.
Cha mẹ nên để con tự do phát triển năng lực của mình, từ đó có những hướng dẫn kịp thời để định hướng năng lực của con đi đúng hướng.
Môi trường là yếu tố quyết định những thành tựu trong tương lai của con người và gia đình là môi trường sống đầu tiên của con cái. Nếu cha mẹ tạo được môi trường phù hợp cho con phát huy tiềm năng, chắc chắn trẻ sẽ trở thành những tài năng kiệt xuất trong tương lai.
4. Người bạn thân: Chia sẻ buồn vui với con mỗi ngày
Trẻ em sẽ gặp nhiều vấn đề khác nhau khi lớn lên, bao gồm các vấn đề về thể chất và tâm lý. Một đứa trẻ cần có một người bạn thân để chia sẻ những khó khăn khi lớn lên cùng mình. Cha mẹ phải đóng vai trò là người bạn thân thiết của con cái khi chúng gặp phải vấn đề và cùng nhau giải quyết.
Bình đẳng là điều kiện tiên quyết để thiết lập một tình bạn. Nếu con cái và cha mẹ thấu hiểu nhau, thường xuyên chia sẻ, tâm sự, trẻ sẽ ít gặp vấn đề hơn. Bởi vì trong mối quan hệ này, con cái và cha mẹ sẽ nói về mọi thứ. Bằng cách này, cha mẹ sẽ kịp thời biết được những suy nghĩ, hành vi của con mình, những gì cha mẹ nói sẽ ảnh hưởng đến con cái.
Theo Phan Hằng
Theo PNS
Copy link
Link bài gốc
Lấy link! https://phunuso.baophunuthudo.vn/4-...i-nho-khi-nuoi-day-con-193240722213158168.htm
Xem tiếp...