35 năm nở hoa giữa thềm lục địa: Bay qua biển Đông

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326

Chế ngự cơn sóng


Cách dễ nhất để lên nhà giàn, là cho xuồng cập chân thang để người trèo lên. Nhưng đó là cách đơn giản nhất, và hầu như chỉ có thể áp dụng khi biển lặng. Tháng 6/2023, trong chuyến đi cuối cùng với cương vị Phó tham mưu trưởng Hải quân nhân dân Việt Nam ra thăm Trường Sa và nhà giàn DK1, Chuẩn đô đốc Phạm Khắc Lượng không nói lên lời, chỉ ôm thật chặt cánh lính, khi đặt chân lên nhà giàn.

Ông Lượng từng là Tư lệnh vùng 2 Hải quân, cũng đã gần 20 năm gắn bó với vùng biển thềm lục địa, ông Lượng không lạ gì các con sóng ở đây, cũng không ít lần đặt chân lên những ngôi nhà “trời với nước chia đôi, nhà ở giữa” theo nhiều cách. Sáng sớm hôm đó, một vài con sóng lớn đã cho thấy biển không hề yên ả như người ta thường nghĩ về mùa giữa năm. Bằng kinh nghiệm lâu năm, vị Chuẩn đô đốc vẫn leo lên giàn bằng thang, đó là phương án truyền thống nhất để tiếp cận nhà giàn.


Chuẩn đô đốc Phạm Khắc Lượng trong lần lên giàn tháng 6/2023.


Chuẩn đô đốc Phạm Khắc Lượng trong lần lên giàn tháng 6/2023.


Ngay cả khi có thể lên giàn bằng cách nhìn qua đơn giản, nhưng ông Lượng cũng không khỏi xúc động. Leo lên những bậc thang đứng của DK1, đòi hỏi người leo phải có một chút nhanh nhẹn, sự quyết đoán, và cần cả thời tiết đồng lòng. Chuyến đi năm 2023 gần như là chuyến đi cuối cùng ở cương vị công tác của ông trước khi về nghỉ hưu.

Và thực tế, ngay sau chuyến xuồng của Chuẩn đô đốc, đoàn công tác phải thay đổi phương án lên giàn do sóng biển có biến động bất ngờ. Những chuyến xuồng sau, khách được đưa lên giàn theo phương án dùng ròng rọc hoặc đưa người vào rọ.

Kéo dây, sau này vẫn là một biện pháp an toàn hơn cả cho khách muốn thăm nhà giàn mỗi lần biển động. Mặc dù để móc được sợi dây vào mỗi người khách, cũng lại là một cuộc vật lộn với sóng.


Đu dây lên nhà giàn.


Đu dây lên nhà giàn.


Cuối năm 2023, trong một chuyến đi thăm và chúc Tết nhà giàn DK1 và Côn Đảo, chiếc xuồng của Hàng hải số 1 tàu TS 04 (Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân), Thiếu tá chuyên nghiệp Hoàng Thảo Trường đã quần đảo nửa tiếng giữa sóng ở bãi cạn Phúc Nguyên. Có lúc tưởng như đã nắm được dây nhà giàn thả, họ vẫn không thể cho người di chuyển lên giàn. Những con sóng nhồi liên tục khiến xuồng dao động, việc đưa người lên dây gần như bất khả thi. Đó là một tình cảnh thường thấy trong những chuyến chúc Tết. Và dù thử đủ cách, có lúc vẫn phải chấp nhận “chào thua” sóng gió, để gửi lời chúc Tết tới cán bộ chiến sĩ DK1 qua bộ đàm trên tàu.

Đại tá Nguyễn Quý kể lại, năm 1989, Đô đốc Giáp Văn Cương đi thăm DK1. Chuyến đi đấy gặp sóng lớn, cách thông thường không thể đưa người lên giàn. Để bảo đảm an toàn, bộ đội đề nghị tướng Cương chỉ liên lạc qua bộ đàm, nhưng vị tướng cương quyết lên giàn để “sờ đầu lính”. Phương án cuối cùng được đưa ra là phía nhà giàn thả một thang dây, móc vào thắt lưng vị đô đốc, sau đó kéo ông lên nhà giàn. Tướng Cương có thể coi như là một trong những vị thủ trưởng “khai trương” cho màn zipline trên biển nhiều năm sau này.


Đi bằng ròng rọc như thế “khỏe” cho người lên, nhưng lại đòi hỏi phải có sự phối hợp ăn ý giữa người kéo ở trên giàn và những người từ tàu hoặc xuồng. Khoảng thời gian "bay" trên biển chỉ tầm vài chục giây, nhưng không ai dám lơ là. Thiếu tá Võ Duy Hoàng, năm 2019 là Phó Chỉ huy trưởng nhà giàn DK1/21 nói một khi đã bám vào ròng rọc, phải tin tưởng đồng đội. Thượng úy Đoàn Thanh Liêm, Phó Chỉ huy trưởng nhà giàn DK1/12 Tư Chính nói, lên giàn không sợ cho người, mà sợ cho đồ đạc.

Năm 2023, gặp Liêm đúng lúc chuẩn bị lên giàn, hành trang ngoài mớ giấy tờ lỉnh kỉnh, còn thêm cả 2 con gà sống. Liêm đặc biệt dặn dò đồng đội, là đây là gà… cúng. Liêm được đưa xuống xuồng chuyển tải, và sau đó được dây cẩu kéo thẳng lên nhà giàn cùng 2 con gà. Từ trên giàn, Liêm nói qua bộ đàm với chúng tôi: “Gà còn sống nguyên”, ấy là một thành công.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom