Không có gì có tác dụng chữa lành tốt hơn một giấc ngủ ngon.
Chúng ta dành 1/3 cuộc đời để ngủ. Chất lượng của 1/3 này quyết định 2/3 còn lại của cuộc đời.
Căn phòng của bạn giống như nơi chứa đựng cuộc sống của bạn. Trạng thái của căn phòng là trạng thái của cuộc đời bạn; hào quang của căn phòng là hào quang của cuộc đời bạn.
Đừng bao giờ đặt 3 thứ này trong phòng bạn ngủ. Một khi được đặt, chúng sẽ không chỉ phá vỡ từ trường của cuộc sống mà còn kéo cuộc sống của bạn xuống.
01
Đừng để công việc còn dang dở trong phòng ngủ
Cách đây vài ngày, tôi tụ tập với bạn bè, chúng tôi trò chuyện về chủ đề "công việc và cuộc sống".
Một người bạn tâm sự: "Mỗi lần tan làm, tôi đều không muốn về nhà, vì ở nhà vẫn còn rất nhiều việc chưa làm xong đang chờ tôi làm tiếp. Nhiều lúc tôi rất muốn bỏ việc nhưng khi nghĩ về khoản thế chấp mua nhà, vay mua ô tô và tiền sữa cho con, tôi lại bỏ ý tưởng này."
Ai nấy cũng đều có rất nhiều cảm xúc sau khi nghe điều này.
Nhà, vốn dĩ là bến cảng của chúng ta giữa thành phố huyên náo, nay lại trở thành "văn phòng thứ hai" nơi chúng ta làm việc ngoài giờ.
Tôi tin rằng về nhà với công việc còn dang dở là trạng thái cuộc sống mà hầu hết mọi người đều từng trải qua.
Đôi khi cảm thấy không cam tâm, muốn về nhà làm việc chăm chỉ hơn; đôi khi không còn lựa chọn nào khác, không thể trì hoãn tiến độ công việc của ngày mai.
Tuy nhiên, cuộc sống gia đình không phải là sự tiếp nối của công việc, nó là một trạng thái sống khác.
Kazuo Inamori từng nói: "Làm việc cũng là một hình thức tu hành".
Tuy nhiên, làm việc ở nhà là sự quấy rầy của cuộc sống này với cuộc sống khác và là nguồn gốc của sự lo lắng.
Bạn tôi, Trung, làm nhân viên kế hoạch trong một công ty quảng cáo, việc làm thêm giờ để đáp ứng nhu cầu của "bên A" là chuyện bình thường.
Trong một thời gian, do phải làm thêm giờ vì kế hoạch liên tục thay đổi, hầu như ngày nào cậu ấy cũng không về nhà cho đến sáng sớm.
Ngay cả khi về nhà, tắm rửa, dọn dẹp và nằm trên giường, đầu óc vẫn đầy rẫy công việc, Bên A và nhiều PPT còn dang dở.
Trong thời gian đó, trạng thái tinh thần của cậu ấy vô cùng kém. Theo lời của cậu ấy thì: "Tớ cảm thấy cơ thể như bị rỗng và toàn bộ cơ thể bị kiệt sức".
Sau đó, Trung phải nhập viện. Khi đó cậu ấy mới nhận ra rằng công việc và cuộc sống không thể lẫn lộn, và công việc không bao giờ quan trọng bằng sức khỏe thể chất.
Đúng vậy, công việc không bao giờ là hết.
Nếu chúng ta không tạo cho mình một không gian để thở và nghỉ ngơi, áp lực công việc sẽ nhảy vào. Dù bạn có nằm trên giường thì những gì bạn đang suy nghĩ trong đầu vẫn là công việc.
Việc bạn đi làm đúng giờ hay không không quan trọng. Điều quan trọng nhất là liệu bạn có thể ngắt kết nối với công việc ngay khi về đến nhà hay lúc nằm trên giường hay không.
Nếu không, ngôi nhà sẽ tràn ngập "mùi công ty", cơ thể và tâm trí chúng ta khó có thể thư giãn hoàn toàn.
Tạp chí Reader có một bài viết như sau:
Trong bộ phim truyền hình Mỹ "Cắt rời kí ức", nhân viên công ty trải qua các phẫu thuật cắt trí nhớ để hình thành nên tính cách công ty và tính cách đời thường, hiện thực hóa ước mơ "tách biệt tinh thần" của mỗi người lao động đương thời.
Kiểu cắt bỏ ký ức này có thể cô lập nỗi đau công việc ở mức độ lớn. Nếu có kỹ thuật cắt bỏ như vậy trong đời thực, đó hẳn là thời điểm mọi người học cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Làm việc ở nơi làm việc, khi ở nhà, không mang công việc về, đây là cuộc sống.
02
Đừng để những cảm xúc bị tích tụ
Một nhà tâm lý học từng nói: "Để nhìn một người, bạn phải nhìn vào giới hạn của họ, và một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá giới hạn của họ là cách họ xử lý những cảm xúc tiêu cực".
Họ chủ động xử lý nó? Hay để nó ảnh hưởng tiêu cực?
Trong cuộc sống, ai cũng ít nhiều có những lúc chán nản, có thể là chán nản trong công việc, mất mát về mặt tinh thần, hay hoang mang về tương lai… Những cảm xúc này sau cùng sẽ trở thành quá khứ.
Không mang những cảm xúc này về nhà, ý nghĩa quan trọng nhất của nó chính là đừng trừng phạt bản thân vì sai lầm của người khác.
Sự việc đã xảy ra, hậu quả cũng ở đó, không cần phải thêm buồn bã, tiếc nuối, nhất là trước khi đi ngủ.
Thay vì lo lắng về sự không chắc chắn và khuất phục trước những cảm xúc tiêu cực và khiến bản thân tiêu hao đó, tốt hơn hãy tắm rửa sạch sẽ, nghe một vài bản nhạc êm dịu, nhảy múa và ca hát trong căn phòng tinh tươm.
Còn sự lo lắng và xích mích nội tâm thì sao? Hãy nói với chúng: "Tạm biệt!"
Có một câu chuyện như sau:
Một lập trình viên bị sếp chỉ trích một cách công khai tại văn phòng vì dự án của anh phụ trách xảy ra vấn đề.
Anh trở về nhà với tâm trạng hối hận, trong đầu tràn ngập biểu cảm của lãnh đạo khi mắng mình, cùng câu nói "làm được thì làm, không làm được thì rời đi" vang vọng.
Lúc này, con trai anh vui vẻ chạy tới, anh hét lên: "Ra ngoài!" Con trai sợ hãi đến mức khóc ngay tại chỗ.
Người vợ đến an ủi con khi biết chuyện đã xảy ra, hai vợ chồng cãi vã, không khí gia đình nặng nề suốt vài ngày.
Anh hối hận nói: "Trước đây, trước khi bước vào nhà, tôi sẽ tạm quên đi những lo lắng ở nơi làm việc và mỉm cười bước vào. Nhưng sau này, những lo lắng trong công việc của tôi ngày càng lớn dần, tôi không thể không để tâm tới nó, tôi càng trở nên lo lắng hơn, càng dễ mất kiểm soát hơn".
Nhà là nơi trú ẩn, không phải thùng rác cho những cảm xúc tồi tệ.
Nếu bạn thực sự không thể chịu đựng được sự xâm nhập của tâm trạng chán nản, bạn cũng có thể thử "Quy tắc 12 giây". Nghĩa là, một khi bạn muốn nổi giận hoặc mất bình tĩnh, vậy thì hãy rời khỏi khung cảnh cảm xúc đó trước, đếm thầm trong đầu từ 1 đến 12.
Khoảng thời gian 12 giây ngắn ngủi này cho phép chúng ta bình tĩnh lại trước khi cảm xúc bùng nổ.
Lâm Ngữ Đường, nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc, từng nói: "Người có tâm trong sạch, suy nghĩ sáng suốt, không có những cảm xúc và ảo tưởng không đáng có sẽ mang lại cho người khác cảm giác an toàn. Bởi vì người đó không làm tổn thương người khác hoặc chính mình, không gây rắc rối, cũng không làm phiền người khác. Ở một mức độ nhất định, đây là một loại cảnh giới."
Đừng mang những cảm xúc được tích tụ về nhà, giữ cho gia đình hòa thuận, hạnh phúc, đây chính là phong thủy tốt nhất cho gia đình.
03
Đừng để những thứ lộn xộn dư thừa
Nhà văn Hideko Yamashita trong cuốn sách của mình có tên "Đoạn xá lí" có nói: Đồ vật có đắt có hiếm tới mấy, chỉ những người có thể đánh giá xem mình có cần nó hay không mới là những người đủ mạnh mẽ".
Thay vì sự bừa bộn và phức tạp, hãy tạo cho bản thân một không gian đơn giản và thoải mái.
Khi một căn phòng quá chật chội, lòng người cũng sẽ trở nên tắc nghẽn.
Học cách thực hiện những phép trừ trong cuộc sống, dọn dẹp những thứ dư thừa để có thể nhẹ nhàng tiến về phía trước.
Một blogger từng chia sẻ câu chuyện của mình:
Cô là người sống tối giản và thích môi trường sống đơn giản, ngăn nắp nên thường xuyên dọn dẹp và khử trùng phòng của mình.
Cô ấy sẽ dọn dẹp những bộ quần áo mà cô ấy không mặc thường xuyên, những thứ bừa bộn mà cô ấy không sử dụng thường xuyên và những tạp chí mà cô ấy sẽ không đọc lại sau khi đã đọc.
Có "từ bỏ" mới "có được". Cô nói: "Bạn có tin được không? Sau khi dọn dẹp tủ quần áo, tôi ngay lập tức cảm thấy thư thái và sảng khoái từ trong ra ngoài".
Tôi đồng ý sâu sắc.
Quá trình dọn dẹp căn phòng của bạn thực chất là quá trình làm sạch cái "tâm" của bạn.
Trong quá trình này, bạn sẽ kịp thời khám phá ra điều mình thực sự cần thay vì trở thành nô lệ cho vật chất.
Dịch giả Chu Quốc Bình từng nói: "Một người quá coi trọng sự hưởng thụ vật chất, không thể chấp nhận khuyết điểm của bản thân, quá phù phiếm sẽ sống rất mệt mỏi".
Phòng không cần quá lớn, sáng sủa, sạch sẽ là đã có thể cảm thấy vui vẻ; bạn bè không cần quá nhiều, một vài người bạn thân thiết là đủ.
Cuộc sống là một quá trình được và mất không ngừng, và sự chia ly là một quá trình tất yếu trong cuộc đời mỗi người.
Ngôi nhà của một người phản ánh thế giới nội tâm của người đó.
Nếu tâm sáng và thoáng, căn phòng sẽ sáng và trong trẻo; nếu tâm chứa đầy những lo lắng và tắc nghẽn, cuộc sống sẽ trở nên hỗn loạn.
Vì vậy, học cách làm phép trừ cho căn phòng, học cách làm phép trừ cho cuộc sống, đây ngược lại chính là sự bổ sung tốt nhất cho cuộc sống.
Giống như một bài báo trên The Reader đã viết:
Cuộc sống của một người dường như bao gồm những thứ anh ta đã, đang sử dụng và những thứ anh ta chưa bao giờ sử dụng nhưng đã sở hữu.
Nhà càng sạch sẽ, con người càng hạnh phúc.
Từ hôm nay trở đi, mong rằng tâm hồn mệt mỏi của bạn được nghỉ ngơi đầy đủ, mong rằng bạn có một cuộc sống thơ mộng ở vùng đất thanh tịnh mà bạn đã tạo ra.
Như Nguyễn
Xem tiếp...
Chúng ta dành 1/3 cuộc đời để ngủ. Chất lượng của 1/3 này quyết định 2/3 còn lại của cuộc đời.
Căn phòng của bạn giống như nơi chứa đựng cuộc sống của bạn. Trạng thái của căn phòng là trạng thái của cuộc đời bạn; hào quang của căn phòng là hào quang của cuộc đời bạn.
Đừng bao giờ đặt 3 thứ này trong phòng bạn ngủ. Một khi được đặt, chúng sẽ không chỉ phá vỡ từ trường của cuộc sống mà còn kéo cuộc sống của bạn xuống.
01
Đừng để công việc còn dang dở trong phòng ngủ
Cách đây vài ngày, tôi tụ tập với bạn bè, chúng tôi trò chuyện về chủ đề "công việc và cuộc sống".
Một người bạn tâm sự: "Mỗi lần tan làm, tôi đều không muốn về nhà, vì ở nhà vẫn còn rất nhiều việc chưa làm xong đang chờ tôi làm tiếp. Nhiều lúc tôi rất muốn bỏ việc nhưng khi nghĩ về khoản thế chấp mua nhà, vay mua ô tô và tiền sữa cho con, tôi lại bỏ ý tưởng này."
Ai nấy cũng đều có rất nhiều cảm xúc sau khi nghe điều này.
Nhà, vốn dĩ là bến cảng của chúng ta giữa thành phố huyên náo, nay lại trở thành "văn phòng thứ hai" nơi chúng ta làm việc ngoài giờ.
Tôi tin rằng về nhà với công việc còn dang dở là trạng thái cuộc sống mà hầu hết mọi người đều từng trải qua.
Đôi khi cảm thấy không cam tâm, muốn về nhà làm việc chăm chỉ hơn; đôi khi không còn lựa chọn nào khác, không thể trì hoãn tiến độ công việc của ngày mai.
Tuy nhiên, cuộc sống gia đình không phải là sự tiếp nối của công việc, nó là một trạng thái sống khác.
Kazuo Inamori từng nói: "Làm việc cũng là một hình thức tu hành".
Tuy nhiên, làm việc ở nhà là sự quấy rầy của cuộc sống này với cuộc sống khác và là nguồn gốc của sự lo lắng.
Bạn tôi, Trung, làm nhân viên kế hoạch trong một công ty quảng cáo, việc làm thêm giờ để đáp ứng nhu cầu của "bên A" là chuyện bình thường.
Trong một thời gian, do phải làm thêm giờ vì kế hoạch liên tục thay đổi, hầu như ngày nào cậu ấy cũng không về nhà cho đến sáng sớm.
Ngay cả khi về nhà, tắm rửa, dọn dẹp và nằm trên giường, đầu óc vẫn đầy rẫy công việc, Bên A và nhiều PPT còn dang dở.
Trong thời gian đó, trạng thái tinh thần của cậu ấy vô cùng kém. Theo lời của cậu ấy thì: "Tớ cảm thấy cơ thể như bị rỗng và toàn bộ cơ thể bị kiệt sức".
Sau đó, Trung phải nhập viện. Khi đó cậu ấy mới nhận ra rằng công việc và cuộc sống không thể lẫn lộn, và công việc không bao giờ quan trọng bằng sức khỏe thể chất.
Đúng vậy, công việc không bao giờ là hết.
Nếu chúng ta không tạo cho mình một không gian để thở và nghỉ ngơi, áp lực công việc sẽ nhảy vào. Dù bạn có nằm trên giường thì những gì bạn đang suy nghĩ trong đầu vẫn là công việc.
Việc bạn đi làm đúng giờ hay không không quan trọng. Điều quan trọng nhất là liệu bạn có thể ngắt kết nối với công việc ngay khi về đến nhà hay lúc nằm trên giường hay không.
Nếu không, ngôi nhà sẽ tràn ngập "mùi công ty", cơ thể và tâm trí chúng ta khó có thể thư giãn hoàn toàn.
Tạp chí Reader có một bài viết như sau:
Trong bộ phim truyền hình Mỹ "Cắt rời kí ức", nhân viên công ty trải qua các phẫu thuật cắt trí nhớ để hình thành nên tính cách công ty và tính cách đời thường, hiện thực hóa ước mơ "tách biệt tinh thần" của mỗi người lao động đương thời.
Kiểu cắt bỏ ký ức này có thể cô lập nỗi đau công việc ở mức độ lớn. Nếu có kỹ thuật cắt bỏ như vậy trong đời thực, đó hẳn là thời điểm mọi người học cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Làm việc ở nơi làm việc, khi ở nhà, không mang công việc về, đây là cuộc sống.
02
Đừng để những cảm xúc bị tích tụ
Một nhà tâm lý học từng nói: "Để nhìn một người, bạn phải nhìn vào giới hạn của họ, và một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá giới hạn của họ là cách họ xử lý những cảm xúc tiêu cực".
Họ chủ động xử lý nó? Hay để nó ảnh hưởng tiêu cực?
Trong cuộc sống, ai cũng ít nhiều có những lúc chán nản, có thể là chán nản trong công việc, mất mát về mặt tinh thần, hay hoang mang về tương lai… Những cảm xúc này sau cùng sẽ trở thành quá khứ.
Không mang những cảm xúc này về nhà, ý nghĩa quan trọng nhất của nó chính là đừng trừng phạt bản thân vì sai lầm của người khác.
Sự việc đã xảy ra, hậu quả cũng ở đó, không cần phải thêm buồn bã, tiếc nuối, nhất là trước khi đi ngủ.
Thay vì lo lắng về sự không chắc chắn và khuất phục trước những cảm xúc tiêu cực và khiến bản thân tiêu hao đó, tốt hơn hãy tắm rửa sạch sẽ, nghe một vài bản nhạc êm dịu, nhảy múa và ca hát trong căn phòng tinh tươm.
Còn sự lo lắng và xích mích nội tâm thì sao? Hãy nói với chúng: "Tạm biệt!"
Có một câu chuyện như sau:
Một lập trình viên bị sếp chỉ trích một cách công khai tại văn phòng vì dự án của anh phụ trách xảy ra vấn đề.
Anh trở về nhà với tâm trạng hối hận, trong đầu tràn ngập biểu cảm của lãnh đạo khi mắng mình, cùng câu nói "làm được thì làm, không làm được thì rời đi" vang vọng.
Lúc này, con trai anh vui vẻ chạy tới, anh hét lên: "Ra ngoài!" Con trai sợ hãi đến mức khóc ngay tại chỗ.
Người vợ đến an ủi con khi biết chuyện đã xảy ra, hai vợ chồng cãi vã, không khí gia đình nặng nề suốt vài ngày.
Anh hối hận nói: "Trước đây, trước khi bước vào nhà, tôi sẽ tạm quên đi những lo lắng ở nơi làm việc và mỉm cười bước vào. Nhưng sau này, những lo lắng trong công việc của tôi ngày càng lớn dần, tôi không thể không để tâm tới nó, tôi càng trở nên lo lắng hơn, càng dễ mất kiểm soát hơn".
Nhà là nơi trú ẩn, không phải thùng rác cho những cảm xúc tồi tệ.
Nếu bạn thực sự không thể chịu đựng được sự xâm nhập của tâm trạng chán nản, bạn cũng có thể thử "Quy tắc 12 giây". Nghĩa là, một khi bạn muốn nổi giận hoặc mất bình tĩnh, vậy thì hãy rời khỏi khung cảnh cảm xúc đó trước, đếm thầm trong đầu từ 1 đến 12.
Khoảng thời gian 12 giây ngắn ngủi này cho phép chúng ta bình tĩnh lại trước khi cảm xúc bùng nổ.
Lâm Ngữ Đường, nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc, từng nói: "Người có tâm trong sạch, suy nghĩ sáng suốt, không có những cảm xúc và ảo tưởng không đáng có sẽ mang lại cho người khác cảm giác an toàn. Bởi vì người đó không làm tổn thương người khác hoặc chính mình, không gây rắc rối, cũng không làm phiền người khác. Ở một mức độ nhất định, đây là một loại cảnh giới."
Đừng mang những cảm xúc được tích tụ về nhà, giữ cho gia đình hòa thuận, hạnh phúc, đây chính là phong thủy tốt nhất cho gia đình.
03
Đừng để những thứ lộn xộn dư thừa
Nhà văn Hideko Yamashita trong cuốn sách của mình có tên "Đoạn xá lí" có nói: Đồ vật có đắt có hiếm tới mấy, chỉ những người có thể đánh giá xem mình có cần nó hay không mới là những người đủ mạnh mẽ".
Thay vì sự bừa bộn và phức tạp, hãy tạo cho bản thân một không gian đơn giản và thoải mái.
Khi một căn phòng quá chật chội, lòng người cũng sẽ trở nên tắc nghẽn.
Học cách thực hiện những phép trừ trong cuộc sống, dọn dẹp những thứ dư thừa để có thể nhẹ nhàng tiến về phía trước.
Một blogger từng chia sẻ câu chuyện của mình:
Cô là người sống tối giản và thích môi trường sống đơn giản, ngăn nắp nên thường xuyên dọn dẹp và khử trùng phòng của mình.
Cô ấy sẽ dọn dẹp những bộ quần áo mà cô ấy không mặc thường xuyên, những thứ bừa bộn mà cô ấy không sử dụng thường xuyên và những tạp chí mà cô ấy sẽ không đọc lại sau khi đã đọc.
Có "từ bỏ" mới "có được". Cô nói: "Bạn có tin được không? Sau khi dọn dẹp tủ quần áo, tôi ngay lập tức cảm thấy thư thái và sảng khoái từ trong ra ngoài".
Tôi đồng ý sâu sắc.
Quá trình dọn dẹp căn phòng của bạn thực chất là quá trình làm sạch cái "tâm" của bạn.
Trong quá trình này, bạn sẽ kịp thời khám phá ra điều mình thực sự cần thay vì trở thành nô lệ cho vật chất.
Dịch giả Chu Quốc Bình từng nói: "Một người quá coi trọng sự hưởng thụ vật chất, không thể chấp nhận khuyết điểm của bản thân, quá phù phiếm sẽ sống rất mệt mỏi".
Phòng không cần quá lớn, sáng sủa, sạch sẽ là đã có thể cảm thấy vui vẻ; bạn bè không cần quá nhiều, một vài người bạn thân thiết là đủ.
Cuộc sống là một quá trình được và mất không ngừng, và sự chia ly là một quá trình tất yếu trong cuộc đời mỗi người.
Ngôi nhà của một người phản ánh thế giới nội tâm của người đó.
Nếu tâm sáng và thoáng, căn phòng sẽ sáng và trong trẻo; nếu tâm chứa đầy những lo lắng và tắc nghẽn, cuộc sống sẽ trở nên hỗn loạn.
Vì vậy, học cách làm phép trừ cho căn phòng, học cách làm phép trừ cho cuộc sống, đây ngược lại chính là sự bổ sung tốt nhất cho cuộc sống.
Giống như một bài báo trên The Reader đã viết:
Cuộc sống của một người dường như bao gồm những thứ anh ta đã, đang sử dụng và những thứ anh ta chưa bao giờ sử dụng nhưng đã sở hữu.
Nhà càng sạch sẽ, con người càng hạnh phúc.
Từ hôm nay trở đi, mong rằng tâm hồn mệt mỏi của bạn được nghỉ ngơi đầy đủ, mong rằng bạn có một cuộc sống thơ mộng ở vùng đất thanh tịnh mà bạn đã tạo ra.
Như Nguyễn
Xem tiếp...