“3 mấu chốt” trong phổ biến, giáo dục pháp luật và thực hiện Đề án 1371 - Bài 3: Chắt lọc nội dung thiết thực, tránh dàn trải (Tiếp theo và hết)

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Vì vậy, rất cần chỉ huy các đơn vị, người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho bộ đội và thực hiện Đề án 1371 đầu tư nghiên cứu để khái quát tư tưởng chủ đạo, chắt lọc những nội dung cơ bản, thiết thực nhất, tránh dàn trải, thiếu sát thực, đồng thời, đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến.

Còn tình trạng dàn trải, chưa sát thực


Giáo án, bài giảng PBGDPL có vị trí quan trọng trong công tác tổ chức PBGDPL; giúp các báo cáo viên, tuyên truyền viên tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn, phổ biến một văn bản quy phạm pháp luật, một vấn đề pháp lý một cách logic, cụ thể, sinh động, phù hợp với bối cảnh, đối tượng nhưng luôn bảo đảm cho người nghe hiểu chính xác nội dung văn bản và thực hiện thống nhất. Vì thế, người biên soạn phải nắm bắt được tư tưởng chủ đạo của văn bản quy phạm pháp luật; hiểu rõ văn bản đó quy định những vấn đề gì, quy định như thế nào và tại sao lại quy định như vậy...


Giáo án, bài giảng cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản, như: Bố cục rõ ràng, chặt chẽ, hợp lý; ngôn từ đại chúng, giản dị, trong sáng, dễ hiểu; mạch lạc, súc tích, ngắn gọn. Nội dung phải giúp người nghe hiểu đúng mục đích, ý nghĩa của việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hiểu chính xác quy định của pháp luật, nắm được nội dung chính, những vấn đề trọng tâm của văn bản quy phạm pháp luật, cách vận dụng văn bản trong các quan hệ pháp luật. Về mặt này, đoàn kiểm tra của Bộ Quốc phòng về công tác PBGDPL, tình hình chấp hành kỷ luật Quân đội và thực hiện Đề án 1371 tại một số đơn vị vào cuối tháng 5 vừa qua kết luận còn một số hạn chế như dàn trải, chưa sát với từng đối tượng tuyên truyền, giáo dục.


 
Hiện nay, PBGDPL đã trở thành một chế độ bắt buộc hằng tháng ở các đơn vị. Nhưng không giống như một số hoạt động giáo dục khác, kết quả PBGDPL không thể hiện rõ ngay lập tức mà là một quá trình tích tụ lâu dài và bền bỉ. Quá trình PBGDPL không chỉ đơn thuần là chuyển tải các kiến thức, thông tin cần thiết mà là cả một quy trình tác động có chủ đích, có phương pháp để những thông tin, kiến thức đó đến được với người thụ hưởng, tác động đến hiểu biết, nhận thức của đối tượng, từ chỗ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, từ biết đến hiểu, từ hiểu đến tin tưởng, có tình cảm và tự giác tuân thủ, chấp hành; bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình, tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác... Vì thế, rất cần phải đổi mới phương pháp, hình thức để hoạt động PBGDPL không chỉ là “việc buộc phải làm” mà là một hoạt động khiến mọi cán bộ, chiến sĩ “thích được làm”.


Ngoài gắn với các hoạt động như: Chào cờ, thông báo chính trị, diễn đàn thanh niên, hội diễn văn nghệ, tham quan bảo tàng, nhà truyền thống... thì cần “mềm hóa” các hình thức, phương pháp PBGDPL bằng cách sân khấu hóa, thi tìm hiểu pháp luật, phương pháp xử lý tình huống pháp luật, thảo luận nhóm... để làm sao rút ngắn được thời gian, không ảnh hưởng tới nhiệm vụ chính trị trọng tâm, vừa thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề.


Khuyến khích tham gia các "sân chơi pháp luật"


Thượng tá Nguyễn Đức Tường, Chính ủy Lữ đoàn Tàu ngầm 189 (Quân chủng Hải quân) nêu kinh nghiệm: “Đối với lực lượng làm nhiệm vụ dài ngày trên biển, sau khi hoàn thành nhiệm vụ trở về, chúng tôi ưu tiên phổ biến các thông tin, sự kiện nổi bật diễn ra trong thời gian bộ đội đi biển, trong đó có các loại tội phạm hình sự, nhất là tội phạm sử dụng công nghệ cao để anh em biết, phòng tránh. Còn Ngày Pháp luật hằng tháng, chúng tôi luân phiên tổ chức dưới nhiều hình thức như thi tìm hiểu pháp luật; tổ chức diễn đàn để cùng nhau phân tích, rút kinh nghiệm từ các vụ việc vi phạm kỷ luật điển hình... tùy từng thời điểm, tình hình. Biên soạn tài liệu để bộ đội có thể “gối đầu giường” và tìm hiểu bất cứ lúc nào”.


Thượng úy Nguyễn Ngọc Hoàng Phương, Trung đội trưởng Trung đội 1, Đại đội 2, Tiểu đoàn Thông tin-Ra đa, Lữ đoàn 954 (Quân chủng Hải quân), cho biết: “Thông qua mô hình “Mỗi ngày một điều luật, mỗi tuần một tình huống pháp luật” do đơn vị tổ chức, tôi nắm khá chắc các quy định pháp luật. Chẳng hạn như với Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022, mô hình đưa ra các câu hỏi, tình huống để chúng tôi nắm được thế nào là bạo lực gia đình; trách nhiệm của bản thân trong phòng, chống bạo lực gia đình ra sao; khi phát hiện có trường hợp bạo lực gia đình ở khu dân cư thì phải làm gì... Là thanh niên nên tôi thấy việc tổ chức PBGDPL thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, các trò chơi hấp dẫn, dễ nhớ, dễ hiểu hơn”.


PBGDPL có vai trò quan trọng trong nâng cao ý thức, văn hóa pháp luật, thiết thực góp phần vào việc chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội của người quân nhân cách mạng. Vì vậy, các đơn vị phải luôn quan tâm tới mọi mặt công tác PBGDPL, trong đó có việc chắt lọc các nội dung và mềm hóa, đa dạng hình thức; linh hoạt trong tổ chức Ngày Pháp luật hằng tháng; bố trí thời gian cho bộ đội xem và tham gia các "sân chơi pháp luật", các chương trình do Vụ Pháp chế/Bộ Quốc phòng phối hợp với các đơn vị tổ chức, như: Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân" tại địa chỉ https://tracnghiem.qdnd.vn/; chương trình "Thư viện quốc phòng", "Lăng kính giao thông quân sự" trên Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam; "Sức nước ngàn năm", "Luật siêu dễ" phát sóng lúc 9 giờ và 17 giờ chủ nhật hằng tuần trên kênh VTV3 (Đài Truyền hình Việt Nam); khai thác tốt cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật quân sự, quốc phòng bằng cách sử dụng máy tính kết nối mạng truyền dữ liệu quân sự (gửi, nhận email quân sự) và dùng trình duyệt Google Chrome truy cập vào địa chỉ: vbpl.bqp...


ĐỨC TUẤN


* Mời bạn vào chuyên mục Pháp luật xem các tin, bài liên quan.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom