'Việt Nam cần thời gian để thành thiên đường làm phim như Thái'

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Chuyên gia nhận định nền điện ảnh Việt Nam phát triển, nhưng cần nhiều chính sách hỗ trợ mới có thể thu hút đoàn phim quốc tế như Thái Lan.


Những khó khăn và thuận lợi trong nền công nghiệp điện ảnh của các quốc gia và vùng lãnh thổ được bàn luận tại hội thảo Hợp tác sản xuất phim - Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp phát triển, thuộc khuôn khổ Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng.

Nói về lý do Thái Lan trở thành nơi ghi hình của nhiều tác phẩm quốc tế, ông Sirisak Koshpharashin - đại diện Liên đoàn Quốc gia các hiệp hội làm phim Thái - cho rằng ngành công nghiệp điện ảnh hai nước có một số nét tương đồng, trong đó nổi bật là bối cảnh tự nhiên phù hợp với phim Hollywood và các nước.

Tuy nhiên, nhà làm phim quốc tế ưu tiên đến Thái Lan hơn so với các nước trong khu vực vì có nhiều ưu đãi thuế, cơ sở hạ tầng đáp ứng tiêu chuẩn. Khi các nhà làm phim quốc tế đến quay phim, họ sẽ góp phần quảng bá hình ảnh nước sở tại đến thế giới. "Việt Nam cần phải có các chính sách tạo điều kiện cho êkíp nước ngoài đến ghi hình, sớm nhất là trong năm tới", ông Koshpharashin nói.



Ông Sirisak Koshpharashin - đại diện Liên đoàn Quốc gia các hiệp hội làm phim Thái Lan - tại hội thảo ngày 5/7. Ảnh: Bảo Tài


Đại diện công ty sản xuất HKFilm - Nguyễn Trinh Hoan - nhận định nền điện ảnh trong nước cần thời gian dài để trở thành "thiên đường làm phim" như Thái Lan.

Hoạt động sản xuất phim tại Việt Nam của các đơn vị nước ngoài đã được nới rộng. Ví dụ, theo Luật Điện ảnh sửa đổi năm 2022, nếu bộ phim chỉ quay một số phân cảnh có bối cảnh Việt, êkíp chỉ phải gửi Cục Điện ảnh kịch bản tóm tắt của dự án và nội dung chi tiết của các cảnh quay đó bằng tiếng Việt, thay vì toàn bộ kịch bản.

Tuy nhiên, ông Trinh Hoan nhận xét hiện môi trường làm phim trong nước chưa đủ hấp dẫn các nhà làm phim nước ngoài do chưa có chính sách hoàn thuế và ưu đãi thuế như các nước lân cận có cùng môi trường và bối cảnh tương tự. Ngoài ra, việc hợp tác sản xuất phim Việt gặp khó khăn với các dự án trong nước có sự đầu tư của nước ngoài, khi thời gian làm hợp đồng BCC (hợp đồng hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế) kéo dài, mất từ ba đến năm tháng.

Nhà sản xuất từng gặp tình trạng trên khi làm các phim như Em là bà nội của anh (2015), Cô hầu gái (2016), Yêu đi đừng sợ (2017). Chỉ sau khi thành lập CJ HK Entertainment - công ty liên doanh giữa CJ ENM Việt Nam và HKFilm - thì không cần hợp đồng BCC.

Hiện, ông Trinh Hoan có các dự án phim được sự quan tâm của các công ty nước ngoài, muốn đầu tư vào mục đích giúp mở rộng thị trường. Tuy nhiên, thủ tục phức tạp và tốn thời gian nên cả hai phía phải xem xét lại khả năng hợp tác. "Điều này có thể làm các nhà sản xuất nước ngoài ngần ngại. Liệu các cơ quan chức năng có thể xem lại việc đơn giản hóa thủ tục này không?", ông Trinh Hoan nêu vấn đề.



Phim "Kong: Skull Island" là một trong những bom tấn Hollywood từng ghi hình ở Việt Nam, lấy bối cảnh ở hang Sơn Đoòng ở Phong Nha (tỉnh Quảng Bình), khu du lịch Tràng An, Tam Cốc (tỉnh Ninh Bình) và Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh). Ngoài ra, đoàn thuê diễn viên quần chúng và diễn viên đóng thế người Việt trong hơn một tháng ghi hình. Ảnh: Legendary Pictures


Từ năm 2017, khi Thái Lan bắt đầu áp dụng rộng rãi các biện pháp thu hút nhà làm phim như hoàn thuế 15-20%, đến tháng 3/2023, có 49 dự án quốc tế quay ở Thái Lan, trong đó 33 dự án được hoàn tiền, 12 dự án đang thực hiện.

Nhiều tác phẩm được khán giả chú ý như Fast & Furious 9 (2019), Da 5 Bloods (2019), Ms. Marvel (2022), The Creator (2023). Hiện có ba tác phẩm quay tại đây sắp được ra mắt, gồm Alien: Romulus (công chiếu vào tháng 8), Jurassic World và phần ba series The White Lotus (2025).

Ông Koshpharashin cho biết từng kiên trì thuyết phục chính phủ Thái trong nhiều năm để các chính sách ủng hộ điện ảnh đi vào hoạt động. "Đừng nghĩ đến những thứ nhà nước phải chi trả, mà hãy nghĩ đến thành quả nhận được. 20% tiền thuế của nhà làm phim có thể quay trở lại qua con đường du lịch. Khi những tác phẩm quay tại Thái Lan được công chiếu toàn thế giới, khán giả sẽ tò mò đến đây tham quan, tác động tích cực đến nền kinh tế", ông nói.

Trailer The creator


Trailer "The Creator", phần lớn được quay ở Thái Lan, một số phân đoạn thực hiện ở Nepal, Campuchia, Indonesia, Nhật, Mỹ và Anh. Video: 20th Century Studios


Bà Winnie Tsang, người sáng lập và giám đốc điều hành của công ty điện ảnh Golden Scene (Hong Kong), cho biết chính phủ ở đây bắt đầu hỗ trợ các nhà làm phim quốc tế nhiều năm trước. Mỗi năm, họ tài trợ tám dự án, với kinh phí 1,1 triệu USD mỗi phim mà không cần êkíp phải hoàn trả chi phí nào. Bà Tsang cho rằng việc này giúp nâng cao chất lượng điện ảnh, thu hút các nhà làm phim quốc tế đến Hong Kong, đồng thời khuyến khích trao đổi văn hóa, hợp tác quốc tế.

lần thứ hai tổ chức ngày 2 đến 6/7, giới thiệu các tác phẩm điện ảnh trong nước và quốc tế. Sự kiện do Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng chỉ đạo, Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam (VFDA) chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng cùng các sở ngành tổ chức. Người sáng lập - nguyên Cục trưởng Điện ảnh Ngô Phương Lan - cho biết kỳ vọng tạo sự gắn kết giữa Việt Nam, khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thế giới.

Hai hạng mục chính gồm Phim châu Á và Phim Việt Nam, mỗi mục gồm sáu giải thưởng, cao nhất trị giá 115 triệu đồng. Các phim tham dự các hạng mục và chương trình của DANAFF năm nay gồm 63 dự án, trong đó nhiều tác phẩm phát hành đầu năm nay như Mai, Lật mặt 7: Một điều ước Đào, Phở và Piano tham gia dự thi hạng mục phim Việt. Hai dự án trong nước từng đoạt giải thưởng ở các liên hoan quốc tế Cu li không bao giờ khóc Bên trong vỏ kén vàng cạnh tranh 11 tác phẩm khác trong hạng mục Phim châu Á.

Quế Chi

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom