'Từ điển' ngôn ngữ kiến trúc, hội họa

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Sách của Carol Davidson Cragoe - Liz Rideal được ví là từ điển giúp độc giả kiến thức nền tìm hiểu ý nghĩa công trình kiến trúc, hội họa.


Đọc hiểu công trình kiến trúc (Carol Davidson Cragoe) và Đọc hiểu tác phẩm hội họa (Liz Rideal) phát hành trong nước tháng 6, chứa đựng kiến thức cơ bản về nghệ thuật tạo hình.



Cuốn "Đọc hiểu công trình kiến trúc". Ảnh: Omega+


Tác phẩm của Cragoe tóm lược phong cách và thành phần chính của các dạng công trình, minh họa bằng những tòa nhà nổi tiếng hoặc những căn nhà thường bắt gặp trong cuộc sống, như nhà ở, cửa hàng, nhà thờ, đền đài tưởng niệm.

Sách được thiết kế như cuốn từ điển, kích thước nhỏ gọn, nhiều hình minh họa. Tác giả Carol Davidson Cragoe là chuyên gia, giảng viên về lịch sử kiến trúc, từng biên tập nhiều tác phẩm về các công trình ở châu Âu.

Theo tác giả, kiến trúc gắn bó với đời sống con người ở nhiều góc độ. Mỗi ngày chúng ta đi qua và nhìn ngắm, rồi sử dụng nhiều loại công trình, những không phải ai cũng hiểu được ngôn ngữ kiến trúc và câu chuyện lịch sử của chúng. Tác phẩm phân tích phong cách và những thành phần kiến trúc cơ bản của các dạng công trình.

Trên Goodreads, nhiều người nhận xét tác phẩm giải thích cặn kẽ, đi kèm các hình minh họa ở dạng bản vẽ, đóng vai trò như cẩm nang giới thiệu về các loại công trình. "Kiến thức trong sách phổ quát nhưng cô đọng với hàm lượng lớn, văn phong ngắn gọn. Nó có rất nhiều ví dụ cụ thể và một bảng chú giải thuật ngữ khá hay. Đừng để kích thước nhỏ của nó đánh lừa bạn, nó chứa khá nhiều thông tin hữu ích", người dùng Kanoa viết.

Bìa tiếng Việt lấy cảm hứng từ ý tưởng của bìa gốc, ẩn dụ những công trình kiến trúc được xây dựng luôn có cội rễ bắt nguồn từ những phong cách đã có trước đó, nhưng được biến đổi và phát triển theo thời gian cùng nhu cầu trong đời sống con người và phát minh về kỹ thuật công nghệ.

Carol Davidson Cragoe là học giả về lịch sử kiến trúc, giảng viên được đào tạo chuyên sâu tại Đại học New York và Trường Birkbeck, thuộc hệ thống Đại học London, Anh (University of London). Cô còn là biên tập viên mảng kiến trúc cho nhiều tổ chức, trong đó có Đại học London với chuỗi bài về Lịch sử các quận của Anh thời Victoria (Victoria County History) và dự án nghiên cứu về lịch sử và di sản kiến trúc của các nhà thờ Anh, thuộc tổ chức Di sản Anh.



Cuốn "Đọc hiểu tác phẩm hội họa". Ảnh: Omega+


Cuốn Đọc hiểu tác phẩm hội họa phân tích "ngữ pháp, từ vựng" của những bức tranh, cung cấp bộ công cụ giúp người đọc trả lời câu hỏi: "Hình vẽ này nói lên điều gì". Sách tập trung những đặc điểm cơ bản của một tác phẩm hội họa: hình dạng, vật liệu đỡ, dung môi, chất liệu, bố lục, phong cách, ký hiệu.

Theo đại diện nhà xuất bản Bloomsbury, cuốn sách đóng vai trò như một khóa học nhanh chóng, cung cấp hiểu biết cơ bản về hội họa phương Tây. Độ cô đọng và súc tích trong sách giúp độc giả nhanh chóng nắm được những nội dung quan trọng.

Dựa trên cơ sở cho rằng hội họa có cách thức giao tiếp riêng biệt với người xem, tác giả phân tích ngữ pháp, từ vựng của những bức tranh, cung cấp cho độc giả bộ công cụ để khi đứng trước một tác phẩm, họ có thể trả lời câu hỏi: Tác phẩm này muốn nói điều gì?

Ở phần đầu Ngữ pháp của những bức tranh, tác giả tiết lộ cách đọc tranh bằng cách xem xét năm lĩnh vực chính: Hình dạng và vật liệu đỡ, dung môi và chất liệu, bố cục, phong cách và kỹ thuật, ký hiệu và biểu tượng. Ngoài ra có một mục phân tích về người họa sĩ sáng tạo ra tác phẩm.

Trong phần hai Phân tích tranh chi tiết, sách khám phá 50 tác phẩm tiêu biểu của hội họa phương Tây từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 21 để làm rõ các ý tưởng đã nêu trong phần trước đó, kèm theo bình luận của tác giả để người đọc hình dung bối cảnh và tìm hiểu khám phá ý nghĩa, thông điệp của chúng.

Nội dung tác phẩm được trình bày song song với hình ảnh minh họa sống động, góp phần khơi gợi trí tưởng tượng. Có những bức tranh quen thuộc nhưng cũng có tác phẩm mới lạ với công chúng được tái hiện, mang đến góc nhìn khác về hội họa phương Tây. Qua việc giới thiệu lịch sử hội họa phương Tây, sách mở ra thế giới nghệ thuật đa dạng, giúp độc giả hiểu về các phong cách, trường phái và tác phẩm hội họa kinh điển.

Bìa bản tiếng Việt phỏng theo bìa sách gốc, là bức tranh sơn dầu trên vải Escaping Criticism của Pere Borrell del Caso, sáng tác năm 1874. Theo tác giả, họa sĩ ứng dụng ảo giác quang học (trompe l'oeil) để tạo cảm giác ba chiều, khiến người xem tưởng như có một cậu bé đang bước ra từ khung tranh. Một số học giả cho rằng bằng ảo ảnh này, người họa sĩ muốn nói đến con đường bứt phá khỏi những quy ước tiêu chuẩn trong hội họa thời đó.

Trên Goodreads, 168 độc giả chấm sách ở mức 3,67/5 sao. Độc giả Flaauros viết: "Bản phân tích về các tác phẩm ngắn gọn nhưng thú vị". Tài khoản John Sweetman bình luận: "Một cuốn sách hay để học cách phân tích bố cục và tường thuật trong tranh".

Tác giả Liz Rideal sử dụng 50 bức tranh minh họa, là tác phẩm phương Tây từ thế kỷ 15 đến 21, trong đó nhiều tranh của họa sĩ nữ. Liz Rideal là giáo sư mỹ thuật khoa Hội họa, thuộc University College London. Bà còn là họa sĩ, có tác phẩm được trưng bày ở Bảo tàng Anh, Bảo tàng Victoria & Albert, Phòng trưng bày Tate.

Như Anh

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom