'Học thêm tối ngày mới đỗ Thủ khoa'

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Với kiến thức và thời lượng chương trình phân phối hiện giờ, chẳng có học sinh nào chơi nhiều hơn học, không học thêm, luyện đề mà đạt điểm cao.


"", câu trả lời của mẹ Thủ khoa chuyên Anh trường Sư phạm khi cho con học thêm từ lớp 1 có thể xem là chân thành và trung thực nhất với tư cách một phụ huynh quan tâm đến chuyện học hành của con.

Mấy năm trước cũng có em học sinh mà tôi biết đã đỗ Thủ khoa. Khi chia sẻ trên các phương tiện truyền thông về bí quyết thành công của mình, em nói mình không học thêm bao giờ, chỉ tự học trong sách giáo khoa... Nhưng thực tế, tôi biết rằng, để đạt được các vị trí cao như thế, em đã phải học thêm, học ôn rất nhiều chứ không như những gì mà người ta vẫn thường nghĩ.

Là một giáo viên đi dạy hàng chục năm, tôi hiểu rằng, với đề thi ở mức độ khó cao, để đạt được các thành tích cao như Thủ khoa, ngoài tố chất sẵn có, bản thân học sinh phải nỗ lực rèn luyện rất nhiều. Với thời lượng chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo phân phối như hiện tại, nếu không học thêm (học ôn tại trường ca hai, hoặc thêm ca ba) thì học sinh khó mà đạt điểm cao được.

Học thêm ở đây không chỉ là học ngoài giờ tại nhà thầy cô, mà có thể là ở lại trường sau giờ học để được thầy cô phụ đạo thêm, bao gồm cả các lớp luyện thi cho Học sinh giỏi. Những em này cũng phải "cày ngày, cày đêm" những năm cuối cấp, ôn luyện hàng trăm đề thi mẫu, và chắc chắn phải có sự hướng dẫn cụ thể của giáo viên (dù là ôn tập tại trường hay tại nhà) mới đạt được kết quả cao trong các kỳ thi chính thức, chứ không phải tự nhiên mà được vậy.

>>

Tôi viết những điều này không phải để bảo mọi người rằng hãy cho con đi học thêm. Mà là để nhấn mạnh rằng để học sinh đạt được những thành tích cao như vậy, cần phải học thêm, học ôn rất nhiều. Không có thành công nào mà không phải trải qua quá trình rèn luyện, nỗ lực, hay sự chỉ bảo của thầy cô. Kinh nghiệm mười mấy năm dạy học của tôi cho thấy, để các em tự học, tự ôn luyện trong sách giáo khoa là không đủ để đảm bảo một kết quả cao.

Còn những chuyện tiêu cực như học sinh không đi học thêm bị thầy cô phân biệt đối xử, hay cố tình không dạy hết kiến thức trên lớp để ép học sinh đi học thêm... tất nhiên là vẫn có, nhưng số giáo viên như vậy chiếm tỷ lệ rất ít nên chúng ta không nên vơ đũa cả nắm, cho rằng học thêm là xấu. Chỗ tôi, bố mẹ học sinh phải nói khó thầy cô mới chịu dạy thêm (học buổi tối hoặc chủ nhật).

Bình thường, giáo viên chúng tôi sẽ cố gắng để dạy 100% kiến thức trong sách giáo khoa trong thời gian ở trên lớp. Nhưng vì khối lượng kiến thức nhiều mà thời gian có hạn nên thường phải lướt rất nhanh và không có thời gian cho học sinh luyện bài tập. Thế nên, thời gian ở các lớp học thêm sẽ giải quyết chuyện này. Học sinh sẽ được học các dạng bài tập, các dạng công thức biến hóa mới mà không có cơ hội được học trên lớp. Và đó chính là mấu chốt để các em giành điểm cao, thành tích Thủ khoa tại các cuộc thi sau này.

Thanh Y

  • 'Không hối hận vì hai năm cho con khổ luyện thi vào lớp 10'
  • Những phụ huynh muốn con chơi nhiều, bớt học
  • 'Tôi thương học sinh phải đi học từ 6h30'
  • Cú sốc 'duy nhất con mình chưa biết chữ khi vào lớp 1'
  • Tôi bằng lòng dù con 'mù chữ' khi vào lớp 1
  • Tôi không cho con học mầm non làm bài tập về nhà

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom