Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết dựa trên kinh nghiệm xây dựng cao tốc thì thời gian tối đa để làm cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành chỉ khoảng 1,5 năm, còn 2 năm là quá dài.
Giải trình một số vấn đề đại biểu nêu trong phiên thảo luận ở hội trường Quốc hội sáng 17/6, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho hay nhiều đại biểu vẫn băn khoăn về tiến độ của dự án cao tốc Bắc Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đăk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước). Các đại biểu cho rằng nếu dự án khởi công đầu năm 2025 thì hết năm 2026 có xong không?
Trả lời, ông Thắng cho rằng thời điểm triển khai dự án đang có nhiều thuận lợi. "Theo tính toán dựa trên kinh nghiệm xây dựng đường cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2 thì thời gian tối đa để làm cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành chỉ khoảng 1,5 năm. Vì thế với thời gian 2 năm như kế hoạch tôi cho là quá dài", Bộ trưởng Thắng nói.
Theo ông Thắng, nếu 2025 khởi công thì "hết 2026 sẽ hoàn thành dự án". Tiến độ này hoàn toàn khả thi và có thể thực hiện được.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng tại Quốc hội sáng nay. Ảnh: Media Quốc hội
Củng cố thêm niềm tin cho đại biểu về tiến độ dự án, Bộ trưởng Thắng cho biết có nhiều yếu tố tốt đang "ủng hộ" như giải phóng mặt bằng và nguyên vật liệu. Hai tỉnh Đăk Nông và Bình Phước đã giải phóng mặt bằng xong, chuẩn bị sẵn sàng cho khởi công dự án. Hai địa phương này cũng bố trí đủ trữ lượng mỏ vật liệu để phục vụ xây dựng.
Theo quy hoạch, cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành quy mô 6 làn xe, giai đoạn phân kỳ đầu tư dài 128,8 km. Đoạn đi qua tỉnh Đăk Nông 27,8 km, qua tỉnh Bình Phước 101 km. Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án khoảng 25.500 tỷ đồng, gồm gần 12.800 tỷ đồng vốn Nhà nước, còn lại do nhà đầu tư thu xếp.
Dự kiến dự án được triển khai thành 5 dự án thành phần, đầu tiên là cao tốc đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành theo phương thức đối tác công - tư (loại hợp đồng BOT), thời gian thu phí hoàn vốn khoảng 18 năm. Bốn dự án thành phần còn lại là giải phóng mặt bằng, xây dựng đường gom và cầu vượt ngang qua các tỉnh Đăk Nông, Bình Phước, triển khai theo hình thức đầu tư công.
Chính phủ kiến nghị Quốc hội chấp thuận bố trí 8.770 tỷ đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách Trung ương năm 2022 và 1.500 tỷ đồng từ nguồn dự phòng của kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025.
Đánh giá đây là dự án "tương đối hoàn chỉnh", ông Thắng cho hay cao tốc được quy hoạch 6 làn xe. Giai đoạn đầu sẽ thi công 4 làn hoàn chỉnh, sau khi mãn tải vào khoảng năm 2045 sẽ tiếp tục mở rộng thêm 2 làn trên tuyến này.
Hướng tuyến của ba dự án cao tốc ở Tây Nguyên. Đồ họa: Khánh Hoàng
Tính toán cho thấy đây là dự án có thời gian hoàn vốn khoảng 18 năm nên "tương đối tốt so với các dự án trước đây". Ông Thắng cho rằng thời gian hoàn vốn ngắn nên phù hợp với các nhà đầu tư và được các ngân hàng đồng tình. Ở châu Âu thời gian hoàn vốn cao tốc có thể lên đến 30 năm, còn ở Việt Nam trước đây khoảng 25-27 năm.
"Với dự án có thời gian hoàn vốn khoảng 18 năm như vậy nhà đầu tư sẽ ưu tiên doanh thu để trả nợ ngân hàng. Đây là yếu tố rất phù hợp và khả thi trong thu hút nhà đầu tư", Bộ trưởng nói.
Theo ông Thắng, dự án còn có hiệu quả tài chính cao với thời gian thu hồi vốn tương đồng trên đường cao tốc Bắc Nam phía Đông. Ngay lúc này, dự án đã có nhà đầu tư quan tâm nên từ đó có niềm tin rằng "tính khả thi của dự án rất cao".
Kết luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho hay việc xây dựng cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành nhằm từng bước hoàn thiện mạng lưới đường bộ cao tốc, mở ra không gian phát triển mới cho các địa phương. Tuyến này cũng tăng liên kết vùng và nội vùng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên và Đông Nam bộ.
Dự kiến ngày 28/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành.
Phạm Dự
Giải trình một số vấn đề đại biểu nêu trong phiên thảo luận ở hội trường Quốc hội sáng 17/6, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho hay nhiều đại biểu vẫn băn khoăn về tiến độ của dự án cao tốc Bắc Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đăk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước). Các đại biểu cho rằng nếu dự án khởi công đầu năm 2025 thì hết năm 2026 có xong không?
Trả lời, ông Thắng cho rằng thời điểm triển khai dự án đang có nhiều thuận lợi. "Theo tính toán dựa trên kinh nghiệm xây dựng đường cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2 thì thời gian tối đa để làm cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành chỉ khoảng 1,5 năm. Vì thế với thời gian 2 năm như kế hoạch tôi cho là quá dài", Bộ trưởng Thắng nói.
Theo ông Thắng, nếu 2025 khởi công thì "hết 2026 sẽ hoàn thành dự án". Tiến độ này hoàn toàn khả thi và có thể thực hiện được.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng tại Quốc hội sáng nay. Ảnh: Media Quốc hội
Củng cố thêm niềm tin cho đại biểu về tiến độ dự án, Bộ trưởng Thắng cho biết có nhiều yếu tố tốt đang "ủng hộ" như giải phóng mặt bằng và nguyên vật liệu. Hai tỉnh Đăk Nông và Bình Phước đã giải phóng mặt bằng xong, chuẩn bị sẵn sàng cho khởi công dự án. Hai địa phương này cũng bố trí đủ trữ lượng mỏ vật liệu để phục vụ xây dựng.
Theo quy hoạch, cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành quy mô 6 làn xe, giai đoạn phân kỳ đầu tư dài 128,8 km. Đoạn đi qua tỉnh Đăk Nông 27,8 km, qua tỉnh Bình Phước 101 km. Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án khoảng 25.500 tỷ đồng, gồm gần 12.800 tỷ đồng vốn Nhà nước, còn lại do nhà đầu tư thu xếp.
Dự kiến dự án được triển khai thành 5 dự án thành phần, đầu tiên là cao tốc đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành theo phương thức đối tác công - tư (loại hợp đồng BOT), thời gian thu phí hoàn vốn khoảng 18 năm. Bốn dự án thành phần còn lại là giải phóng mặt bằng, xây dựng đường gom và cầu vượt ngang qua các tỉnh Đăk Nông, Bình Phước, triển khai theo hình thức đầu tư công.
Chính phủ kiến nghị Quốc hội chấp thuận bố trí 8.770 tỷ đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách Trung ương năm 2022 và 1.500 tỷ đồng từ nguồn dự phòng của kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025.
Đánh giá đây là dự án "tương đối hoàn chỉnh", ông Thắng cho hay cao tốc được quy hoạch 6 làn xe. Giai đoạn đầu sẽ thi công 4 làn hoàn chỉnh, sau khi mãn tải vào khoảng năm 2045 sẽ tiếp tục mở rộng thêm 2 làn trên tuyến này.
Hướng tuyến của ba dự án cao tốc ở Tây Nguyên. Đồ họa: Khánh Hoàng
Tính toán cho thấy đây là dự án có thời gian hoàn vốn khoảng 18 năm nên "tương đối tốt so với các dự án trước đây". Ông Thắng cho rằng thời gian hoàn vốn ngắn nên phù hợp với các nhà đầu tư và được các ngân hàng đồng tình. Ở châu Âu thời gian hoàn vốn cao tốc có thể lên đến 30 năm, còn ở Việt Nam trước đây khoảng 25-27 năm.
"Với dự án có thời gian hoàn vốn khoảng 18 năm như vậy nhà đầu tư sẽ ưu tiên doanh thu để trả nợ ngân hàng. Đây là yếu tố rất phù hợp và khả thi trong thu hút nhà đầu tư", Bộ trưởng nói.
Theo ông Thắng, dự án còn có hiệu quả tài chính cao với thời gian thu hồi vốn tương đồng trên đường cao tốc Bắc Nam phía Đông. Ngay lúc này, dự án đã có nhà đầu tư quan tâm nên từ đó có niềm tin rằng "tính khả thi của dự án rất cao".
Kết luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho hay việc xây dựng cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành nhằm từng bước hoàn thiện mạng lưới đường bộ cao tốc, mở ra không gian phát triển mới cho các địa phương. Tuyến này cũng tăng liên kết vùng và nội vùng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên và Đông Nam bộ.
Dự kiến ngày 28/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành.
Phạm Dự